Khó Khăn Trong Việc Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) từ năm 2009 đến nay, qua áp dụng cho thấy mô hình thật sự mang lại hiệu quả, giải quyết khoảng 90% ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, công lao động đầu tư trong chăn nuôi. Mô hình thích hợp cho những hộ chăn nuôi gia đình gần khu dân cư.
Tuy nhiên, theo Trạm Thú y huyện Lai Vung, việc nhân rộng mô hình này đang gặp khó, do nguyên liệu sử dụng làm đệm lót là mạt cưa bị khan hiếm. Cụ thể, một chuồng chăn nuôi có diện tích khoảng 20m2 thì cần sử dụng khoảng 2 tấn mạt cưa để làm đệm lót và trong thời gian khoảng 2 năm chăn nuôi phải thay lớp mạt cưa cũ bằng lớp mạt cưa mới, trong khi lượng mạt cưa trên địa bàn huyện có hạn, không đủ để cung ứng cho nhiều hộ áp dụng mô hình và giá cũng ngày càng tăng, hiện tại khoảng 25 ngàn đồng/bao 50kg vận chuyển đến tận nhà, tăng 10 ngàn đồng/bao so trước đó.
Những khó khăn này đã làm hạn chế số hộ chăn nuôi áp dụng mô hình đệm lót sinh học. Từ năm 2009 đến nay, toàn huyện Lai Vung chỉ có hơn 30 hộ áp dụng, đáng nói là 2 năm gần đây không tăng thêm hộ nào, trong khi tình hình ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo ở vùng nông thôn của huyện Lai Vung vẫn đang là vấn đề bức xúc.
Có thể bạn quan tâm
Tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông triển khai trên địa bàn xã Keo Lôm, Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB 25. Đây là một trong những hợp phần của Chương trình 135/CP giai đoạn II nhằm hỗ trợ nhân dân các dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện phát triển trồng trọt. Dự án mở ra hướng mới cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, tận dụng và cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn.
Thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có thế mạnh về sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn. Điển hình trong số những nông dân làm kinh tế giỏi của thị trấn Châu Hưng là ông Giang Đông Nuol ngụ tại ấp Nhà Thờ với mô hình nuôi cá bống tượng theo hình thức dây chuyền khép kín.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Điện Biên Đông, mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Na Son là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng KHKT trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau 3 năm triển khai, mô hình có sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn…