Khảo Sát, Lập Vùng Nguyên Liệu Bông Vải Tập Trung 10.000 Ha Ở Quảng Nam

Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.
Diện tích này chia làm 2 nhóm: diện tích chủ động và không chủ động nước tưới; trong đó khoảng 5 ha đảm bảo được nguồn nước tưới sẽ xúc tiến xây dựng mô hình thí điểm trồng cây bông vải ngay trong vụ Xuân Hè 2013 từ nguồn kinh phí khuyến nông khuyến lâm. Đây là nỗ lực ban đầu trong mục tiêu xây dựng khoảng 10.000 ha vùng trồng bông vải nguyên liệu tập trung mà UBND tỉnh và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư. Trong đó, Vinatex cam kết tham gia khảo sát, quy hoạch với quy trình tưới tiết kiệm nước, giống mới có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cạnh tranh. Quá trình trồng thử nghiệm cũng do Vinatex chủ trì, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm bón và nguồn giống, sau đó nhân ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.