Giá / Tin nông nghiệp

Kháng sinh có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch với vắc xin trên gia cầm?

Kháng sinh có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch với vắc xin trên gia cầm?
Tác giả: Bùi Viết Hùng (biên dịch)
Ngày đăng: 21/08/2018

Chủng ngừa vắc xin chỉ có hiệu quả nếu vật nuôi có khả năng đáp ứng tốt với vắc xin, nghĩa là chúng cần phải có miễn dịch tự nhiên tốt.

Để có thể đạt được điều kiện vệ sinh đàn tốt thì cần thiết phải chủng ngừa vắc xin. Nhưng nó chỉ có hiệu quả nếu vật nuôi có khả năng đáp ứng tốt với vắc xin, nghĩa là chúng cần phải có miễn dịch tự nhiên tốt. Người ta đã đưa ra một số giải pháp ban đầu như việc sử dụng các loại kháng sinh như Josamycin để kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên.

Tiêm chủng và miễn dịch

Để có thể đạt được điều kiện vệ sinh đàn tốt thì cần thiết phải chủng ngừa vắc xin. Nhưng nó chỉ có hiệu quả nếu vật nuôi có khả năng đáp ứng tốt với vắc xin, nghĩa là chúng cần phải có miễn dịch tự nhiên tốt. Người ta đã đưa ra một số giải pháp ban đầu như việc sử dụng các loại kháng sinh như Josamycin để kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên.

Trong điều kiện chăn nuôi hiện đại – với sự tập trung của một lượng lớn vật nuôi trong 1 diện tích và 1 khoảng không – vừa giúp tăng năng suất vừa làm tăng phát triển các mầm bệnh. Các chương trình vệ sinh và điều trị dự phòng chủ yếu thông qua tiêm chủng, đang được sử dụng như là biện pháp hiệu quả duy nhất để chống lại các bệnh do vi rút. Nhưng sự bảo hộ cung cấp bởi vắc xin có thể biến đổi về cường độ và thời gian – nó phụ thuộc vào vắc xin (tự nhiên, kỹ thuật tiêm chủng) và điều kiện vệ sinh cũng như tình trạng miễn dịch của vật nuôi.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng miễn dịch của vật nuôi như nhiệt độ quá lạnh, thiếu dinh dưỡng hoặc stress. Khi trạng thái miễn dịch không tối ưu, thì nguy cơxảy ra là vật nuôi không đáp ứngtốtchống lại các kháng nguyên kích thích được cung cấp bởi vắc xin. Miễn dịch vắc xin có thể không đủ mạnh để tiếp tục chống lại các vi rút tương ứng.

Trạng thái miễn dịch tốt sau khi chủng vắc xin là yếu tố cần thiết để đạt được hiệu quả chủng ngừa tối ưu.

Miễn dịch là gì?

Miễn dịch tự nhiên là khả năng của sinh vật để giúp chúng tự bảo vệ chống lại các tác nhân từ bên ngoài (vi khuẩn, vi rút, nấm…). Có hai dạng miễn dịch liên tiếp nhau xuất hiện trong cuộc đời vật nuôi. Đầu tiên là miễn dịch thụ động, dựa trên kháng thể bảo hộ. Ở gia cầm, các kháng thể được truyền cho con cháu thông qua trứng. Loại miễn dịch này có vai trò rất quan trọng như là tác nhân bảo vệ duy nhất đối với gia cầm mới nở, trong khi hệ thống miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn thiện để đảm bảo việc bảo vệ chống lại mầm bệnh. Mặc dù miễn dịch thụ động có thể được tìm thấy ở trong cơ thể gia cầm cho tới 2 hoặc 3 tuần tuổi, khả năng bảo hộ của nó giảm nhanh chóng và sự thiết lập miễn dịch chủ động là cần thiết. Miễn dịch chủ động có thể được coi là sự tham gia của sinh vật trong việc bảo vệ chính nó. Đây là một hiện tượng phức tạp mà trước hết liên quan đến tế bào thực bào. Những tế bào này có 2 vai trò khác nhau:

Chúng có hoạt động thực bào không đặc hiệu (nuốt và tiêu hóa mầm bệnh) trực tiếp chống lại tất cả các loại mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút..). Được coi là hàng rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể vật nuôi.

Chúng cung cấp thông tin về các kháng nguyên cho tế bào đặc hiệu – tế bào lympho. Hai dòng tế bào lympho bao gồm lympho B và lympho T sản xuất các tế bào đặc hiệu (miễn dịch trung gian tế bào) hoặc kháng thể (miễn dịch dịch thể) có khả năng nhận ra kháng nguyên đặc hiệu do thông tin đầu tiên được truyền tải bởi các tế bào thực bào.

Chuỗi phản ứng miễn dịch sau đó được thiết lập. Hệ thống này cũng là nguyên tắc chủng ngừa cơ bản.

Kích thích miễn dịch tự nhiên như thế nào?

Những thử nghiệm gần đây được thực hiện trên heo đã cho thấy rằng kháng sinh thuộc nhóm Macrolide – Josamycin có tác động đặc biệt trên Mycoplasma – có ảnh hưởng rõ ràng trên miễn dịch tế bào không đặc hiệu. Chúng làm tăng một cách có ý nghĩa các đại thực bào phế nang (hoạt động thực bào ở phổi).

Josamycin cũng có ảnh hưởng đối với sự sản xuất kháng thể đặc hiệu. Một nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng sự cấp Josamycin trong tuần tuổi đầu hoặc tuần tuổi thứ ba trên gia cầm làm tăng đáng kể chuẩn độ kháng thể sau khi chủng các vắc xin chống lại bệnh dịch tả, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm trên gia cầm.

Những kết quả đầu tiên này là đủ hấp dẫn để được công nhận. Đó là lý do tại sao một thử nghiệm mới được tiến hành ở Thái Lan với mục đích nghiên cứu về chuẩn độ kháng thể sau khi chủng ngừa vắc xin viêm phế quản truyền nhiễm.

Trong quá trình thử nghiệm, hai nhóm 56 gà thịt đã được chủng vắc xin IB chủng H120 ở 10 ngày tuổi. Nhóm 1 được cho uống kháng sinh 2 lần 3 ngày ở tuần đầu và tuần thứ ba: Tri-Alplucine (Josamycin 9 mg/kg thể trọng và Trimethoprim 5 mg/kg thể trọng). Nhóm hai không cho uống kháng sinh.

Chuẩn độ kháng thể được đo lường trong huyết thanh ngay trước khi chủng ngừa sau đó đo lại ở 21, 31 và 45 ngày tuổi.

Quan sát sự phát triển của động học kháng thể, người ta có thể thấy sự giảm trong giai đọan 10 đến 21 ngày tuổi. Tại ngày tuổi thứ 21 kháng thể mẹ truyền gần như không còn trong khi miễn dịch chủ độngđang được dần hình thành. Ở 31 và 45 ngày tuổi, kháng thể vắc xin ngày càng tăng cao.

So sánh giữa hai nhóm người ta thấy rằng nhóm gà thịt được cho uống Josamycin có mức kháng thể chống lại bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cao hơn đáng kể so với nhóm còn lại.

Những kết quả này (mặc dù đạt được trên số lượng gia cầm không lớn) đã khẳng định mạnh mẽ rằng Josamycin có khả năng kích thích miễn dịch tự nhiên và giúp tăng sinh kháng thể sau khi chủng vắc xin.

Viêm phế quản truyền nhiễm

Viêm phế quản truyền nhiễm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút. Nó thường xảy ra trên gà thịt mọi lứa tuổi nhưng thường đặc biệt trầm trọng trên gà con. Sự truyền nhiễm chủ yếu thông qua không khí và có thể lây truyền rất nhanh trong đàn.

Những dấu hiệu hô hấp (ho, sốt, lờ đờ..) xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi nhiễm bệnh. Các vấn đề trên thận và cơ quan sinh sản thường cao và hậu quả là thiệt hại kinh tế, giảm tăng trọng, tăng tỉ lệ tiêu thụ thức ăn.

Trên gà đẻ, đặc biệt là giai đoạn đẻ đỉnh cao, có sự sụt giảm đột ngột tỷ lệ đẻ và tỷ lệ ấp nở.

Xem xét các nguy cơ biến chứng bệnh lý và thiệt hại kinh tế cao, việc phòng bệnh bằng vắc xin là phương pháp duy nhất để giải quyết vấn đề. Dù sao đi nữa việc đạt được trạng thái miễn dịch tốt ở giai đoạn ban đầu là có thêm một cơ hội để đảm bảo sự bảo hộ sau khi chủng ngừa.

Có lẽ việc sử dụng Josamycin trong chương trình phòng bệnh trước khi chủng ngừa là một lựa chọn đặc biệt thú vị:

Là một kháng sinh, Josamycin ngăn ngừa nhiễm Mycoplasma và vì vậy trung hòa một tác nhân gây bệnh hô hấp phức hợp.

Là một tác nhân kích thích miễn dịch, nó sẽ giúp đảm bảo hiệu quả của việc chủng ngừa được tối ưu.

Các thử nghiệm bổ sung cũng đã được thực hiện để xác nhận những kết quả trên đối với bệnh Gumboro và dịch tả.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình nuôi vịt trời Hiệu quả từ mô hình nuôi vịt trời

Mô hình nuôi vịt trời của gia đình ông Lê Văn Toàn, thôn Tiền Phong, xã Tân Phong mang lại hiệu quả kinh tế cao

21/08/2018
Chăn nuôi gà sinh sản cho thu nhập khá Chăn nuôi gà sinh sản cho thu nhập khá

Ông Phú cho rằng, nuôi gà sinh sản không quá khó nhưng đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, đặc biệt là ở giai đoạn úm gà

21/08/2018
Hướng làm giàu từ các giống bò thịt chất lượng cao Hướng làm giàu từ các giống bò thịt chất lượng cao

Các giống bò thịt chất lượng cao như giống bò 3B và giống Red Angus đã trở nên thân thuộc và ngày càng được nhiều bà con nông dân tỉnh Bình Định nuôi thay thế

21/08/2018