Giá / Tin thủy sản

Ifarm: Cứu ngành cá hồi Na Uy khỏi dịch bệnh

Ifarm: Cứu ngành cá hồi Na Uy khỏi dịch bệnh
Tác giả: Tuấn Anh (Tổng hợp)
Ngày đăng: 24/07/2018

Ifarm - mô hình nuôi trồng thủy sản mới của Na Uy dựa trên cảm biến nhận diện từng cá thể cá hồi sẽ giúp người nuôi cắt giảm sử dụng các chi phí điều trị bệnh, đồng thời giảm tỷ lệ cá chết lên tới trên 75%.

Ifarm được phát triển bởi các chuyên gia thiết kế kỳ cựu tại Bio-Sort, Na Uy thông qua dự án hợp tác với công ty nuôi cá hồi Carmaq. Hiện, các nhà sản xuất mô hình iFarm vẫn đang chờ Bộ Thủy sản Na Uy cấp giấy phép hoạt động cho mô hình theo quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, trước đó, các nhà thiết kế iFarm đã vận hành mô hình này tại nhiều trại nuôi cá hồi trên biển ở quy mô vừa và nhỏ để đánh giá hiệu quả. Theo Hauge, CEO của BioSort, kết quả thử nghiệm đã chứng minh tính khả thi của việc nhân rộng mô hình trại nuôi iFarm, tuy nhiên vẫn còn nhiều lo ngại trong vấn đề khắc phục vi sinh và môi trường nên Bộ Thủy sản vẫn chưa cấp phép cho iFarm hoạt động theo quy mô công nghiệp.

iFarm tạo sự khác biệt với tất các các hệ thống nuôi cá hồi hiện nay tại Na Uy nhờ chuyển đổi từ quản lý cả đàn cá sang mô hình quản lý từng cá thể riêng biệt. Các chuyên gia tại BioSort và Cermaq cho biết, người nuôi sẽ kiểm soát từng con cá trong lồng mà không cần phải động tay tới chúng theo cách đơn giản như quan sát chấm nhỏ trên thân cá hoặc nhiều biến đổi khác. Tại iFarm, cá hồi được nuôi trong lồng có mái che bằng lưới ở độ sâu hơn tầng nước sinh sống của rận biển. Khi cá hồi ngoi lên mặt nước theo định kỳ để thở qua một hệ thống hình ống phễu xuyên qua một phòng được gắn camera và cảm biến, người quản lý trại nuôi iFarm có thể dễ dàng phát hiện rận biển, dịch bệnh khác hoặc vết thương gây nhiễm trùng trên cơ thể cá hồi và các dấu hiệu đặc biệt khác có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và phúc lợi động vật. Và yếu tố cốt lõi quyết định tính năng vượt trội của iFarm đó là khả năng tách riêng những con cá cần chữa trị, ví dụ cá đã nhiễm rận biển. Theo Hauge, khi kết hợp hệ thống nuôi cá ở độ sâu thấp hơn tầng nước sinh sống của rận biển, người nuôi cá hoàn toàn có thể kiểm soát và đối phó rận biển tốt hơn.

Những ý tưởng về iFarm đã xuất hiện cách đây gần 3 năm nhưng quá trình phát triển và xây dựng gặp nhiều gian nan. Các nhà sáng chế đã mất 2 năm để phát triển mô hình mẫu và 1,5 năm để tiến hành nhiều thử nghiệm quy mô nhỏ với 2.000 con cá. Thử nghiệm năm ngoái kéo dài suốt 9 tháng. Thời gian tới, Bio-Sort sẽ đề nghị Bộ Thủy sản cấp phép thử nghiệm iFarm ở các lồng nuôi quy mô lớn khoảng 150.000 cá hồi. Hauge chia sẻ, hãng sẽ vẫn tập trung nâng cao công nghệ cảm biến và thiết bị đi kèm với giá hợp lý. iFarm mới bước vào giai đoạn khởi đầu của quá trình phát triển, nhưng hứa hẹn sẽ giúp ngành cá hồi Na Uy thoát khỏi nỗi ám ảnh dịch bệnh và tỷ lệ chết cao.

>> Mới đây, Bộ trường Bộ Thủy sản Na Uy, ông Per Sandberg đã kêu gọi toàn ngành nỗ lực tìm giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trên cá hồi. 3 tháng đầu năm nay, khoảng 13,6 triệu con cá hồi và trout đã bị chết tại Na Uy. Hiện có rất nhiều công ty đang thực hiện giải pháp khắc phục rận biển nhưng rất ít hệ thống giảm được tỷ lệ chết ở cá hồi.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình tôm xen tôm triển vọng Mô hình tôm xen tôm triển vọng

Mô hình tôm xen tôm này được bà con các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh áp dụng thành công, vừa cho hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường.

24/07/2018
Thu lãi cao từ mô hình sen - cá Thu lãi cao từ mô hình sen - cá

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng nhằm nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác đã đưa cây sen vào trồng thử nghiệm kết hợp với nuôi cá

24/07/2018
Cuộc cách mạng tảo biển Cuộc cách mạng tảo biển

Veramaris, dự án liên doanh giữa DSM và Evonik sẽ cách mạng hóa ngành nuôi trồng thủy sản nhờ sản phẩm dầu omega-3 bền vững sản xuất từ tảo biển tự nhiên

24/07/2018