Giá / Tin thủy sản

Huyện Đông Hải (Bạc Liêu) tập trung phát triển thế mạnh nuôi trồng thủy sản

Huyện Đông Hải (Bạc Liêu) tập trung phát triển thế mạnh nuôi trồng thủy sản
Tác giả: HỒ TUẤN
Ngày đăng: 26/02/2016

Từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Đông Hải đã thả nuôi thủy sản trên diện tích gần 36.000ha. Riêng tháng 2/2016, bà con đã thu hoạch được hơn 4.230 tấn, nâng tổng sản lượng thu hoạch thủy sản từ đầu năm đến nay gần 9.160 tấn. Nhìn chung, tình hình nuôi trồng thủy sản từ đầu năm đến nay phát triển ổn định, diện tích bị thiệt hại không đáng kể và tôm nuôi phát triển tốt.

Nhằm phát triển thế mạnh trong nuôi trồng, giảm rủi ro cùng với phát triển các đối tượng nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá kèo, nhuyễn thể… huyện Đông Hải còn thực hiện đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi (nuôi luân canh, nuôi chuyên canh và nuôi kết hợp nhiều đối tượng). Trong đó, khuyến khích các mô hình sản xuất bền vững, nuôi tôm sinh thái, phát triển mạnh các loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao trên vùng đất bãi bồi ven biển (như nghêu, sò, ốc…).

Theo Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, huyện đã đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng về thủy lợi, giao thông, lưới điện, nhất là vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và vùng sản xuất giống tập trung. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thức ăn, thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống thủy sản...

Đồng thời kiến nghị Sở NN&PTNT hỗ trợ vốn và sớm ban hành văn bản quy định quy cách bắc cầu qua sông và khoản bảo lưu đổ đất đối với các tuyến kênh thủy lợi cho phù hợp. Bởi việc nạo vét kênh thủy lợi hiện nay gặp nhiều khó khăn, nhu cầu nguồn vốn đầu tư lớn, quá trình nạo vét phải tháo dỡ nhiều cầu bắc qua sông, không có chỗ để đổ đất, gây sạt lở thu hẹp dòng chảy tuyến kênh, gây khó khăn cho công tác thi công.

Bên cạnh đó, huyện Đông Hải cũng đề nghị Sở NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp chặt chẽ với huyện trong việc quản lý chất lượng vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong đó chú trọng quản lý chất lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất giống, thức ăn, chất xử lý môi trường, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản lưu thông trên địa bàn huyện...


Có thể bạn quan tâm

Thất thu tôm hùm nhí, thợ lặn đành bó gối ngồi nhà Thất thu tôm hùm nhí, thợ lặn đành bó gối ngồi nhà

Hơn 1 tháng qua, thay vì ra khơi đánh bắt tôm hùm con (tôm nhí), vốn được xem là “lộc biển” thì ngư dân Quảng Ngãi bó gối ở nhà.

26/02/2016
Cua đinh hút hàng Cua đinh hút hàng

Hiện nay cua đinh giống có giá 500.000 đồng/con, trong khi cua đinh thịt từ 3 năm tuổi trở lên có trọng lượng từ 6 - 7kg có giá từ 800.000 đồng/kg, trên 10kg có giá 700.000 đồng/kg, tăng gần 100.000 đồng/kg.

26/02/2016
Vụ cá chết hàng loạt có thể do thiếu oxy Vụ cá chết hàng loạt có thể do thiếu oxy

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, qua kiểm tra môi trường vào ngày 4/2/2016, các chỉ tiêu pH, NH4, NO2, H2S đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu COD (dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước và nước thải công nghiệp) cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT (

26/02/2016