Giá / Tin thủy sản

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 11

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 11
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 03/06/2020

Chương 7: Bệnh tật

Hình 7.1 Rửa chân với dung dịch iốt 2% để ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh.

Các doanh nghiệp đổi mới có một số cơ hội trong loại hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn này. Ví dụ về việc kết hợp các hệ thống chăn nuôi khác nhau có thể được phát triển hơn nữa thành các doanh nghiệp giải trí, trong đó câu cá chép giải trí hoặc thả & bắt cá hồi có thể là một điểm thu hút khách du lịch lớn hơn bao gồm khách sạn, nhà hàng cá và các cơ sở khác.

Có rất nhiều ví dụ về các hệ thống tuần hoàn hoạt động mà không có bất kỳ vấn đề bệnh tật nào. Trên thực tế, có thể cách ly hoàn toàn một trại chăn nuôi cá tuần hoàn khỏi mầm bệnh không mong muốn ở cá. Quan trọng nhất là đảm bảo rằng trứng cá hoặc cá thả trong cơ sở hoàn toàn không mắc bệnh và tốt nhất là lựa chọn cá từ một chủng được chứng nhận là không mắc bệnh. Hãy chắc chắn rằng nước được sử dụng không có mầm bệnh hoặc được khử trùng trước khi đưa vào hệ thống. Sử dụng nước từ lỗ khoan, giếng hoặc các nguồn nước tương tự thì tốt hơn nhiều so với việc sử dụng nước trực tiếp từ biển, sông hoặc hồ. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng những người ra vào trang trại không ai đang mang bất kỳ bệnh nào, bất kể họ là khách hay nhân viên.

Nên khử trùng kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống bất cứ lúc nào có thể. Điều này áp dụng đối với bất kỳ cơ sở mới nào đã sẵn sàng khởi nghiệp lần đầu tiên cũng như bất kỳ hệ thống đang hoạt động nào đã được tác sạch cá và sẵn sàng cho một chu kỳ sản xuất mới. Cần nhớ rằng một mầm bệnh trong một bể của hệ thống tuần hoàn chắc chắn sẽ lan sang tất cả các bể khác trong hệ thống, đó là lý do tại sao mà các biện pháp phòng ngừa rất quan trọng.

Trong các hệ thống tuần hoàn sử dụng trứng cá lấy từ cá hoang dã dùng cho mục đích thả lại chẳng hạn thì việc lấy trứng cá từ các chủng được chứng nhận không mắc bệnh là không thể. Trong những trường hợp như vậy sẽ luôn có nguy cơ gây ra các bệnh tồn tại bên trong trứng cá, chẳng hạn như IPN (hoại tử tuyến tụy), BKD (bệnh thận do vi khuẩn) và có thể là virut mụn giộp mà những bệnh này không thể được loại bỏ bằng cách khử trùng trứng cá. Một ví dụ về sơ đồ phòng ngừa được thể hiện trong hình 7.2.

Một cách tốt để ngăn ngừa sự lây nhiễm các mầm bệnh trong hệ thống là tách biệt các giai đoạn khác nhau trong sản xuất.  Do đó, trại giống phải hoạt động như một hệ thống biệt lập khép kín: đơn vị cá con và đơn vị cá phát triển. Nếu bất kỳ con cá bố mẹ nào được nuôi thì chúng cũng nên được biệt lập trong một đơn vị của chính chúng. Bằng cách này, việc tiêu diệt một mầm bệnh trở nên dễ dàng thực hiện hơn trong thực tế.

Một số trang trại đã được xây dựng phỏng theo nguyên tắc “cùng vào cùng ra", có nghĩa là mỗi đơn vị chăn nuôi được dọn sạch hoàn toàn và khử trùng trước khi trứng cá mới hoặc cá mới được thả. Đối với trứng cá và cá nhỏ hơn được nuôi trong một khoảng thời gian ngắn hơn trước khi chúng được chuyển đi, đây chắc chắn là cách quản lý hiệu quả và nên luôn được thực hiện trong thực tiễn. Đối với cá lớn hơn thì đây cũng là một cách thực hành hiệu quả, tuy nhiên loại hình quản lý này dễ dàng trở nên kém hiệu quả. Việc mang tất cả cá ra khỏi một đơn vị chăn nuôi trước khi thả một mẻ mới gặp khó khăn về mặt hậu cần khi xử lý khối lượng cá lớn. Việc này dễ dàng trở nên không hiệu quả về mặt kinh tế bởi vì sự tận dụng kém hiệu quả năng suất của hệ thống.

Những điều cần nhớ

Làm điều đó như thế nào?

Nguồn nước sạch Tốt nhất là sử dụng nước ngầm. Khử trùng bằng tia cực tím. Trong một số trường hợp sử dụng bộ lọc cát và ozone.
Khử trùng hệ thống Làm đầy hệ thống bằng nước và tạo độ pH lên đến 11-12 bằng cách sử dụng natri hydroxit NaOH. Khoảng 1 kg mỗi m3 thể tích nước tùy thuộc vào dung lượng đệm.
Khử trùng thiết bị và bề mặt Nhúng hoặc phun với dung dịch iốt 1,5% hoặc theo hướng dẫn. Để trong 20 phút trước khi rửa sạch trong nước sạch.
Khử trùng trứng Để lại mẻ trứng (trứng cá hồi cầu vồng) trong dung dịch 3 dl iốt trên 50 lít nước trong 10 phút. Thay đổi giải pháp cho mỗi 50 kg trứng khử trùng.
Nhân viên Thay quần áo và giày khi vào cơ sở. Rửa hoặc khử trùng tay.
Khách tham quan Thay đổi giày hoặc sử dụng bồn rủa chân cho giày nhúng (dung dịch iốt 2%). Rửa hoặc khử trùng tay. Không được chạm vào chính sách  dùng cho khách tham quan trong cơ sở.

Hình 7.2 Một ví dụ về kế hoạch phòng ngừa.

Hình 7.3 Giải phẩu cá hồi cầu vồng bị phồng bong bóng cá. Một triệu chứng có thể là do siêu bão hòa các khí trong nước.

Điều trị bệnh cho cá trong một hệ thống tuần hoàn khác với điều trị bệnh cho cá trong một trang trại chăn nuôi cá truyền thống. Đối với một trang trại chăn nuôi cá truyền thống thì nước chỉ được sử dụng một lần trước khi thoát khỏi trang trại. Còn đối với một hệ thống tuần hoàn thì việc sử dụng bộ lọc sinh học và tái chế nước liên tục đòi hỏi một cách tiếp cận khác. Việc đổ thuốc vào sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống bao gồm cá và bộ lọc sinh học và phải hết sức cẩn thận khi tiến hành điều trị. Rất khó để kê đơn với liều lượng chính xác cần thiết để chữa bệnh trong hệ thống tuần hoàn vì tác dụng của thuốc phụ thuộc vào nhiều thông số khác nhau như độ cứng của nước, hàm lượng chất hữu cơ, nhiệt độ nước và tốc độ dòng chảy. Do đó, xử lý thành thạo các kinh nghiệm thực tế là cách duy nhất tiến về phía trước. Nồng độ phải được tăng thêm một cách cẩn thận từ mỗi lần xử lý tiếp theo để tránh làm chết cá hoặc làm hỏng bộ lọc sinh học. Luôn luôn ghi nhớ thuật ngữ “cẩn tắc vô áy náy”. Trong mọi trường hợp bùng phát dịch bệnh, bác sĩ thú y hoặc bác sĩ nghiên cứu bệnh học về cá tại địa phương phải kê đơn thuốc và cho hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, cần đọc kỹ các hướng dẫn an toàn sử dụng vì một số loại thuốc có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến con người nếu sử dụng không đúng cách.

Biện pháp điều trị chống lại ký sinh trùng bên ngoài, những loài ký sinh trùng sống bên ngoài cơ thể cá như ký sinh trên da và trong mang, có thể được thực hiện bằng cách thêm hóa chất vào nước. Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào do nấm gây ra cũng sẽ phải được điều trị theo biện pháp tương tự như biện pháp đối với bệnh nhiễm ký sinh trùng bên ngoài. Đối với các hệ thống nước ngọt thì việc sử dụng muối thông thường (NaCl) là một cách hiệu quả để tiêu diệt hầu hết các loài ký sinh trùng bao gồm cả bệnh nhiễm trùng mang. Nếu như một phương pháp chữa trị bằng muối không có tác dụng thì việc sử dụng phoóc-môn (HCHO) hoặc oxy già (H2O2) thường sẽ đủ để chữa khỏi mọi bệnh nhiễm ký sinh trùng còn lại. Tắm cá trong dung dịch thuốc thảo dược và flubendazol cũng đã được chứng minh là rất có hiệu quả trong việc chống lại ký sinh trùng bên ngoài.

Lọc cơ học cũng đã được chứng minh là khá hiệu quả trong việc chống lại sự lây lan của ký sinh trùng bên ngoài. Sử dụng một miếng vải lọc 70 micron sẽ loại bỏ được một số giai đoạn nhất định của trùng ký sinh Gyrodactylus và một miếng vải lọc 40 micron có thể loại bỏ các loại trứng ký sinh khác nhau.

Cách an toàn nhất để thực hiện phương pháp điều trị này là nhúng cá vào chậu chứa dung dịch hóa chất. Tuy nhiên, trong thực tế đây không phải là một phương pháp khả thi vì khối lượng cá cần xử lý thường quá lớn. Thay vào đó, cá được nuôi trong bể khi nước đầu vào bị tắt và quá trình oxy hóa hoặc sục khí của bể được thực hiện bằng cách sử dụng máy khuếch tán. Một dung dịch hóa chất được thêm vào bể và cá được phép bơi trong hỗn hợp này trong một khoảng thời gian. Sau đó, nước đầu vào được mở lại và hỗn hợp từ từ bị pha loãng khi nước trong bể được trao đổi. Nước chảy ra khỏi bể sẽ bị pha loãng bởi phần nước còn lại của hệ thống tuần hoàn, do đó nồng độ hóa chất trong bộ lọc sinh học sẽ thấp hơn đáng kể so với nồng độ hóa chất trong bể được xử lý. Bằng cách này, nồng độ hóa chất tương đối cao có thể thu được trong một bể riêng với mục đích tiêu diệt ký sinh trùng nhưng làm giảm tác dụng của hóa chất trên hệ thống lọc sinh học. Cả cá và bộ lọc sinh học đều có thể thích nghi với việc điều trị bằng muối, phoóc-môn và oxy già bằng cách tăng từ từ nồng độ từ lần điều trị này sang lần điều trị tiếp theo. Khi một bể chứa đầy cá đã được xử lý thì nước xử lý này cũng có thể được bơm ra khỏi hệ thống đến một ngăn riêng để phân hủy thay vì được tuần hoàn trong hệ thống.

Hình 7.4 Trứng cá hồi cầu vồng. Nên khử trùng trứng cá trước khi đưa chúng vào hệ thống tuần hoàn để phòng bệnh. Nguồn: Torben Nielsen, AquaSearch Ova.

Sử dụng kỹ thuật nhúng trứng cá vào dung dịch thuốc điều trị là một cách dễ dàng để điều trị cho hàng triệu cá thể trong một thời gian ngắn, ví dụ như khi khử trùng trứng cá hồi trong dung dịch iốt (hình 7.2). Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để khử trùng trứng cá đã bị nhiễm nấm (Saprolegnia) chỉ bằng cách nhúng trứng cá vào dung dịch muối (7 ‰) trong vòng 20 phút.

Đối với các trại sản xuất giống nơi mà cá được chuyển đi ngay khi chúng sẵn sàng được cho ăn thì hiệu quả của bộ lọc sinh học ít quan trọng hơn vì nồng độ amoniac được bài tiết từ trứng cá và cá con rất ít. Do đó, việc điều trị thực hiện dễ dàng hơn vì người ta chỉ phải tập trung vào sự sống của trứng cá và cá. Ngoài ra, điều đáng chú ý là tổng dung tích nước trong trại giống là khá nhỏ và việc trao đổi nước hoàn toàn bằng nước mới có thể được thực hiện nhanh chóng. Do đó, việc khử trùng thành công cho trại giống bằng cách xử lý toàn bộ hệ thống trong một lần có thể được thực hiện một cách an toàn.

Xử lý một hệ thống hoàn chỉnh trong các cơ sở tuần hoàn lớn hơn là một hoạt động cần được thực hiện thận trọng hơn. Nguyên tắc cơ bản là giữ cho nồng độ hóa chất thấp và thực hiện điều trị trong một khoảng thời gian dài hơn. Điều này đòi hỏi sự thận trọng và kinh nghiệm. Nồng độ nên được tăng từ từ mỗi lần điều trị sang lần điều trị tiếp theo, cách vài ngày ở giữa không cần điều trị để theo dõi cẩn thận những ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của cá, hành vi của cá và chất lượng nước. Thông thường, sự thích nghi sẽ diễn ra cho cả cá và bộ lọc sinh học, do đó nồng độ có thể tăng lên mà không gây phản tác dụng và khả năng tiêu diệt ký sinh trùng cũng được nâng cao. Muối thì thích hợp cho thời gian điều trị lâu hơn, nhưng phoóc-môn cũng đã được sử dụng thành công trong khoảng thời gian từ 4 - 6 giờ. Bộ lọc sinh học chỉ đơn giản là thích nghi với phoóc-môn và phân loại vật chất nào đó giống như bất kỳ carbon nào khác được hình thành từ các hợp chất hữu cơ trong hệ thống.

Như đã được chỉ ra trước đây, không thể đưa ra nồng độ và khuyến nghị chính xác về việc sử dụng hóa chất trong hệ thống tuần hoàn. Các loài cá, kích cỡ của cá, nhiệt độ nước, độ cứng của nước, lượng chất hữu cơ, tỷ lệ trao đổi nước, sự thích nghi, v.v ... đều phải được xem xét. Các hướng dẫn dưới đây là tương đối chính xác.

Muối (NaCl): Muối tương đối an toàn để sử dụng và có thể được sử dụng trong nước ngọt để xử lý Ich (Ichthyophthirius multifilis hoặc bệnh đốm trắng) và bệnh phổ biến do nấm saprolegnia gây ra. Ich trong giai đoạn đầu có thể bị giết ở mức 10‰ và kết quả mới cho thấy khả năng giết chết Ich trong các giai đoạn cuối ở mức 15‰. Cá chứa khoảng 8 ‰ muối trong chất lỏng cơ thể của chúng và hầu hết các loài cá nước ngọt sẽ chịu được độ mặn trong nước dao động xung quanh mức này trong vài tuần. Trong các trại giống, nồng độ từ 3-5 ‰ sẽ ngăn ngừa được các bệnh nhiễm trùng do nấm.

Phoóc-môn (HCHO): Nồng độ phoóc-môn thấp (15 mg/L) trong thời gian dài (4 - 6 giờ) đã cho thấy kết quả tốt trong quá trình xử lý Ichecyobodo necator (Costia), Trichodina sp., Gyrodactylus sp. và Ich. Phoóc-môn bị thoái hóa tương đối nhanh trong bộ lọc sinh học ở khoảng 8 mg/giờ/m2 diện tích bộ lọc sinh học ở nhiệt độ 15°C. Tuy nhiên, phoóc-môn có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi nitơ của vi khuẩn trong bộ lọc sinh học.

Oxy già (H2O2): Tuy không được sử dụng rộng rãi nhưng các thí nghiệm đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi thay thế cho phoóc-môn ở nồng độ từ 8-15 mg/L trong khoảng thời gian từ 4 - 6 giờ. Hiệu suất của bộ lọc sinh học có thể bị ức chế trong ít nhất 24 giờ sau khi xử lý, nhưng hiệu quả sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày.

Không nên sử dụng các hóa chất khác như đồng sunfat hoặc chloramin-t (chất khử trùng dạng bột phổ biến cho hiệu quả cao với thành phần chlo hoạt tính). Chúng rất hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm trùng mang. Ví dụ, bộ lọc sinh học có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng toàn bộ quá trình tuần hoàn và sản lượng có thể bị tổn thất nghiêm trọng.

Đối với phương pháp điều trị chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh giun đũa, bệnh cầu trùng hoặc BKD (bệnh thận do vi khuẩn) thì việc sử dụng kháng sinh là cách duy nhất để chữa bệnh cho cá. Trong một số trường hợp, cá có thể bị nhiễm ký sinh trùng sống bên trong cơ thể cá và chúng cũng được loại bỏ bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh.

Kháng sinh được trộn vào thức ăn chăn nuôi cá và cho cá ăn nhiều lần mỗi ngày và trong nhiều ngày liền (khoảng 7 hoặc 10 ngày). Nồng độ của thuốc kháng sinh phải đủ để tiêu diệt vi khuẩn và nồng độ thuốc theo toa và thời gian điều trị phải được tuân thủ cẩn thận, ngay cả khi cá ngừng chết trong quá trình điều trị. Nếu ngừng điều trị trước thời gian điều trị theo quy định thì có nguy cơ cao bệnh nhiễm trùng sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh trong hệ thống tuần hoàn sẽ có ảnh hưởng nhỏ đến vi khuẩn trong bộ lọc sinh học. Tuy nhiên, nồng độ thuốc kháng sinh trong nước so với nồng độ thuốc kháng sinh bên trong cá được xử lý bằng thức ăn tẩm thuốc là tương đối thấp và hiệu quả điều trị đối với vi khuẩn trong bộ lọc sinh học sẽ càng thấp hơn nhiều. Trong mọi trường hợp, người chăn nuôi nên theo dõi cẩn thận các chỉ số chất lượng nước đối với bất kỳ thay đổi nào vì chúng có thể biểu thị khả năng tác động lên bộ lọc sinh học. Sự điều chỉnh tỷ lệ cho ăn, sử dụng thêm nước mới hoặc thay đổi lưu lượng nước trong hệ thống có thể là cần thiết.

Một số loại thuốc kháng sinh có thể được sử dụng, chẳng hạn như sulfadiazine, trimethoprim hoặc axit oxolinic theo toa của bác sĩ thú y địa phương.

Điều trị chống lại IPN (bệnh hoại tử tuyến tụy), VHS (nhiễm trùng máu xuất huyết do virus) hoặc bất kỳ loại virus nào khác là không thể. Cách duy nhất để loại bỏ virus là làm trống toàn bộ trại cá, khử trùng hệ thống và bắt đầu lại từ đầu.


Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 8 Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 8

Việc chuyển từ chăn nuôi cá truyền thống sang kỹ thuật tuần hoàn làm thay đổi đáng kể các công việc thường ngày và những kỹ năng cần thiết để quản lý trang trại

03/06/2020
Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 9 Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 9

Tần suất vệ sinh bộ lọc vi hạt phụ thuộc vào tải trọng trên hệ thống. Nên vệ sinh bộ lọc vi hạt mỗi tuần theo hướng dẫn

03/06/2020
Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 10 Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 10

Chăn nuôi cá trong một hệ thống tuần hoàn nơi mà nước được tái sử dụng liên tục cũng không làm cho chất thải từ quá trình sản xuất cá biến mất.

03/06/2020