Hội Thảo Nuôi Trồng Thủy Sản MêKông Và Biến Đổi Khí Hậu

Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với Hiệp hội Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản MêKông và biến đổi khí hậu.
Tại hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng Phòng nghiên cứu khoa học và truyền thông Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin đến cán bộ chuyên trách cấp xã và người dân những tác động của biến đổi khí hậu đối với tình hình nuôi trồng thủy sản hiện nay và nêu ra nhiều giải pháp nhằm khai thác hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, xử lý những nơi bị ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch và bảo vệ đa dạng sinh học, phương thức sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường.
Dịp này, ngành chức năng và người dân còn trao đổi về phương pháp phòng và trị bệnh trên cá tra giống để áp dụng vào quá trình chăn nuôi đạt hiệu quả, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cá tra giống huyện Hồng Ngự ngày càng phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Bà Trần Thị Khâm (Hai Khâm), chủ nhân của một trong những cơ sở sản xuất tôm khô ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho biết giá tôm khô đặc sản loại 1 của địa phương này hiện khoảng 1 triệu đồng/kg, loại 2, loại 3 tương ứng khoảng 800.000 đồng và 700.000 đồng/kg, bình quân tăng 30% so năm ngoái và gấp đôi so với ba năm trước.

Đó là khoản thu nhập “chắc như bắp” của xã viên HTXNN 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định). Nhờ trồng rau má, gần 4.000 nhân khẩu đã có thu nhập ổn định.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.