Hội Thảo Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo mô hình nuôi cua đồng thương phẩm tại xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) và Vạn Trạch (huyện Bố Trạch).
Mô hình được thử nghiệm trên diện tích khoảng 3.000 m2 ao. Thả nuôi ban đầu 390 kg cua đồng giống (200 con/kg). Sau 4 tháng nuôi, cua đồng thích nghi với quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm, trọng lượng thu hoạch trung bình 70 con/kg, sản lượng đạt trên 600 kg, giá bán 55.000 đ/kg, doanh thu trên 30 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 15 triệu.
Những hộ tham gia mô hình cho biết, cua đồng ăn tạp, tận dụng được các nguồn thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp, ngưỡng chịu đựng các yếu tố môi trường tốt và ít bị dịch bệnh. Thời gian nuôi ngắn, có thể nuôi vượt lũ ở vùng ruộng thấp trũng. Tuy nhiên, do nguồn giống được thu gom từ tự nhiên, vận chuyển chưa hợp lý nên tỷ lệ cua sống đạt từ 50 - 70%.
Có thể bạn quan tâm

Hưng Xá (Hưng Nguyên - Nghệ An) có trên 330 ha đất tự nhiên, trong đó 170 ha đất sản xuất nông nghiệp, trên 70 ha màu. Trước đây, trên vùng màu, đa số bà con trồng ngô, lạc hoặc cây đậu tương song hiệu quả không cao. Cộng vào đó là điều kiện thời tiết bất thường nên nhiều năm bà con không có thu hoạch.

Với những lợi thế như thời gian sinh trưởng ngắn, tận dụng dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, không mất nhiều thời gian chăn thả và thị trường tiêu thụ rộng lớn... nuôi dê đang là một hướng đi mới giúp bà con nông dân ở thôn Phước Sơn, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng vươn lên thoát nghèo.

“Chăm sóc cây mai vàng xem ra không khó, nhưng để có một cây mai đẹp, vừa ý khách hàng, trổ hoa đúng vào dịp Tết là đều không đơn giản đối với người làm mai”. Đó là lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Định ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) người có hơn 20 năm gắn bó với cây mai vàng.