Hội Thảo Mô Hình Sử Dụng Nước Thải Ao Nuôi Cá Tra Tưới Lúa Ở Đồng Tháp

Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra tưới lúa” vụ lúa thu đông năm 2012. Trên 30 bà con nông dân trên địa bàn thị xã tham dự.
Vụ lúa thu đông năm 2012, Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự phối hợp cùng các ngành chức năng thực hiện mô hình này tại xã An Bình B (thị xã Hồng Ngự) với diện tích 6ha của 4 hộ dân, sản xuất cùng loại giống OM6976. Khi thực hiện mô hình, hàng tuần cán bộ kỹ thuật cùng bà con nông dân đi thăm đồng theo dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa và hướng dẫn nông dân bón phân phù hợp, phòng trừ dịch bệnh, cách quản lý nước theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, ghi chép số liệu chi phí sản xuất...
Qua so sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng cho thấy, lúa thực hiện theo mô hình giảm được chi phí sản xuất, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là tiền thủy lợi phí; hiệu quả kinh tế ruộng thực hiện theo mô hình có lợi nhuận trên 4 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Mô hình “Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra tưới lúa” đã giúp nông dân tiết kiệm được lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải ao nuôi cá trực tiếp thải ra sông rạch.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.

Chiều 12-6, tại cuộc tổng kết 6 tháng của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện dịch tai xanh đã lan ra thêm 2 tỉnh mới, Lạng Sơn và Bạc Liêu.

Biên Hòa vừa ban hành văn bản yêu cầu ngừng hoạt động nuôi chim yến và thu hút chim yến làm tổ trên địa bàn toàn thành phố.