Giá / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối

Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối
Tác giả: 
Ngày đăng: 06/12/2012

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

Ngày 21/11/2012, Trung tâm đã tổ chức buổi hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối. Tham dự buổi hội thảo có đại diện của Phòng NN&PTNT, Hội nông dân huyện Long Điền, UBND, Hội nông dân xã An Ngãi, thị trấn Long Điền và hơn 30 diêm, ngư dân của xã An Ngãi, thị trấn Long Điền.

Qua tham quan thực tế, đaị diện các đơn vị và bà con diêm, ngư dân đánh giá cao hiệu quả của mô hình.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, cán bộ trực tiếp chỉ đạo mô hình cho biết: Tôm tại các ao nuôi của mô hình có tốc độ phát triển nhanh, không bị bệnh trong suốt quá trình nuôi. Sau khi thả 4 tháng, tôm đạt kích cỡ 50 con/kg, tỷ lệ sống 80%. Được biết, sau buổi hội thảo này chủ mô hình sẽ tiến hành thu hoạch, dự kiến sản lượng đạt 2,4 tấn/ha. Với giá bán hiện nay là 140.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, hộ nuôi còn lãi khoảng 134 triệu đồng/ha.

Đây là mô hình với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Qua thành công của mô hình Trung tâm sẽ rút kinh nghiệm, hoàn thiện thêm quy trình kỹ thuật để phổ biến cho bà con diêm, ngư dân trong tỉnh có điều kiện tương tự nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

06/12/2012
Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

06/12/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

06/12/2012