Giá / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Giống Ngô Lai B265

Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Giống Ngô Lai B265
Tác giả: 
Ngày đăng: 27/06/2013

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trùng Khánh vừa phối hợp với Công ty BIOSEED Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình trồng giống ngô lai B.265, vụ đông - xuân.

Mô hình được gia đình chị Nông Thị Hường - Tổ 8, thị trấn Trùng Khánh gieo trồng từ ngày 20/2/2013, với diện tích 2.000 m2. Quá trình gieo và chăm sóc được áp dụng theo phương pháp canh tác truyền thống (chưa áp dụng quy trình thâm canh); trong quá trình sản xuất bị ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ở đầu mùa nhưng giống ngô B.265 vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.

Qua đánh giá,  giống ngô lai Bioseed B.265 có nhiều ưu điểm như: Tán lá hẹp, có thể tăng mật độ trồng, giúp tăng năng suất; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh khô vằn; không có bắp phụ; lá xanh đến khi thu hoạch nên thuận lợi cho việc sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi; thời gian sinh trưởng trung bình; trái bắp to, dễ bẻ, độ đồng đều tương đối cao, số hạt trên bắp đạt từ 16 -18 hàng, thích hợp với đồng đất địa phương ở cả vụ đông - xuân và vụ hè thu.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không” Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không”

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

27/06/2013
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

27/06/2013
Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

27/06/2013