Học Kinh Nghiệm Nuôi Và Xuất Khẩu Thủy Sản

Chiều 14-4, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, hiệp hội đang cùng các nhà chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT sang Na Uy để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về mô hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá hồi. Na Uy là đất nước nổi tiếng về nghề nuôi và xuất khẩu cá hồi, xuất khẩu cá hồi đạt khoảng 5 - 6 tỷ USD/năm.
Trong khi nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với nghề nuôi cá hồi của Na Uy. Vì vậy, chuyến đi học hỏi kinh nghiệm từ Na Uy hy vọng sẽ giúp ích nhiều kinh nghiệm thực tế để các ngành chức năng, hiệp hội… tìm ra hướng đi mới; đồng thời xây dựng bộ tiêu chuẩn về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu theo hướng bền vững cho cá tra Việt Nam. Trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho cá tra; chiến lược marketing và liên kết phát triển mô hình sản xuất lớn…
Có thể bạn quan tâm

Một phần tư sản lượng gạo của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, có thể đã bị “chìm” trong nước lũ. Giá 1 tấn gạo của Thái Lan có thể sẽ tăng hơn 34% sau lũ và phần nào tác động đến giá lương thực thế giới

Trước yêu cầu khống chế các loại dịch bệnh gây hại trên lúa, đặc biệt là dịch rầy nâu, ngành nông nghiệp đề ra giải pháp gieo sạ đồng loạt, tập trung để né rầy. Điều này kéo theo là thời vụ thu hoạch lúa cũng tập trung, trong khi đó máy gặt đập liên hợp trong vùng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân

UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản cho phép các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người nuôi tôm… trong tỉnh được phép nhập tôm giống và thả nuôi tôm trở lại kể từ ngày 1-6. Như vậy sau hơn 1 tháng tạm ngưng thả giống do tình trạng dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, nay môi trường nuôi đã ổn định, thời tiết thuận lợi… nên tỉnh cho phép thả nuôi nhằm tăng cường nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.