Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bình Phước

Tại Bình Phước, anh Nguyễn Lê Dũng ở ấp 1, Lộc Thiện, Lộc Ninh là người đã nuôi heo hơn 10 năm. Tuy nhiên anh mới bắt đầu áp dụng chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái được 2 năm.
Lúc đầu anh áp dụng nuôi heo trên đệm lót sinh thái Balasa No 1 trong 4 ô, mỗi ô chuồng 20 m2 nuôi 20 con heo thịt. Sau khi thành công, anh mở rộng áp dụng cho toàn bộ trại. Hiện, trại heo của anh có 250 heo thịt. Đây đã là lứa thứ 8 liên tiếp anh nuôi heo theo công nghệ mới này.
Khi áp dụng mô hình chăn nuôi này, anh Dũng rất tâm đắc với những ưu điểm nối bật như: (1) Hầu như không còn mùi hôi thối từ trại heo mà trước đó là nỗi ám ảnh nhất đối với bà con lối xóm; (2) Giảm 50 - 70% nhân công vì không phải tắm và rửa chuồng cho heo như trước. Thời gian trước đó anh phải sử dụng ít nhất từ 2 - 3 công nhân, nhưng hiện nay anh chỉ sử dụng 1 công nhân chăm sóc đàn heo; (3) Giảm 70% tiền điện.
So với trước anh phải trả khoảng 1,5 tr đồng/tháng nhưng nay chỉ phải trả 400.000 đồng/tháng; (4) Không phải làm nền chuồng, điều này giảm chi phí đầu tư trong nuôi heo vì mỗi m2 chuồng heo bằng bê tông tốn khoảng 200 - 300 nghìn đồng; (5) Rút ngắn thời gian nuôi từ 10-15 ngày nuôi để heo đạt 100 kg. Với giống heo hiện tại anh chỉ cần nuôi 140 - 145 ngày kể từ sơ sinh là đã đạt bình quân 100 kg thay vì trước kia phải nuôi 155 – 160 ngày.
Mặt khác nuôi heo theo phương pháp này còn giảm chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Đặc biệt heo nuôi trên nền đệm lót sinh thái không bị tiêu chảy khi tách mẹ, không bị bệnh đường hô hấp - bệnh xảy ra phổ biến khi nuôi heo trên nền xi măng thông thường, heo không bị bệnh ngoài da - bệnh này thường xảy ra khi heo được 50 kg trở lên và thường rất khó bán những con heo bị bệnh này; (6) Thu thêm nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng vì chúng đã qua phân hủy, xử lý. Sau khoảng 2 năm nuôi, anh làm lại đệm lót, phân đóng bao khoảng 25 kg/bao và được bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/bao.
Có thể bạn quan tâm

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.