Giá / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn
Tác giả: 
Ngày đăng: 10/04/2012

Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.

Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Thách, ngụ ấp 3, xã Láng Biển. Ông nuôi với diện tích 8.000m2  với sản lượng thu hoạch được là: 26.000 kg, giá bán 65.000 đồng/kg (mẩu 6 – 8 con/kg). Lợi nhuận ông thu được trên 400 triệu đồng trên vụ nuôi.

Ông là một trong những hộ chăn nuôi mạnh dạn chuyển đổi nuôi cá rô đầu vuông sang nuôi cá sặc rằn. Ông chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ thuật trong quá trình nuôi như sau:

- Tu sửa bờ: chống rò rỉ, chống mất nước, chống cá khác (đặc biệt là cá lóc) vào ao.

- Bón vôi: Thường dùng là vôi bột, bón 10 - 15kg/100m2.

- Phơi đáy ao: Phơi ao 5 - 7 ngày, sau đó tiến hành bơm nước vào và đo chỉ tiêu pH thích hợp (pH = 7). Lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu.

- Bón phân: Gây màu nước bằng cách hòa 5kg bột cá + 10kg bột đậu nành hòa vào nước tạt đều ao.

- Lấy nước cho ao: Nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa vào ao để tránh cá tạp vào ao. Nước cấp cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 0,8 - 1m.

- Một khâu góp phần quan trọng trọng việc thành công là từ sản xuất giống. Ông tiến hành chọn cá bố mẹ với số lượng 150 cặp rồi tiêm kích dục tố sau đó thả xuống ao. Cá nở được 4 ngày ông bắt đầu cho cá ăn 2 lần/ngày, thức ăn là lòng đỏ trứng, bột đậu nành hòa vào nước tạt khắp ao. Giai đoạn cá hương là giai đoạn cá rất nhạy cảm với môi trường và dễ bị nhiễm bệnh, nên thường xuyên quan sát cá và giữ môi trường nuôi ổn định. Định kỳ bổ sung vitamin C, Beta Gluan vào thức ăn 1 – 2 lần/tuần để tăng sức đề kháng cho cá.

Bắt đầu từ tháng thứ 2 cho ăn thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn cho ăn hàng ngày khoảng 5% trọng lượng cá nuôi, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, màu nước ao để điều chỉnh thức ăn và bón phân cho phù hợp.

Sau 08 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 6 - 8 con/kg tiến hành thu hoạch. Hệ số thức ăn FCR 2,0 – 2,2.

Đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân xã Láng Biển, huyện Tháp Mười.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau Nhút Lợi Nhuận Cao Trồng Rau Nhút Lợi Nhuận Cao

Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.

10/04/2012
Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.

10/04/2012
Trồng Thảo Quả Trồng Thảo Quả

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.

10/04/2012