Giá / Tin nông nghiệp

Hiệu quả từ mô hình bán phân bón trả chậm

Hiệu quả từ mô hình bán phân bón trả chậm
Tác giả: Ngọc Trần
Ngày đăng: 03/05/2016

Hàng năm, Hội Nông dân (ND) huyện Vụ Bản (Nam Định) phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK cho các loại cây trồng như: Trồng lúa ở các xã Đại Thắng, Cộng Hòa; trồng lạc, khoai tây vụ đông ở xã Liên Minh; sử dụng phân bón NPK khép kín cho lúa xuân ở xã Hợp Hưng…

Ông Triệu Đình Hưng - hội viên xóm 13, xã Hợp Hưng cho biết, vụ xuân 2015, gia đình ông cấy 7 sào lúa giống BTS7. Trước đây, ông thường sử dụng phân đơn để bón lót, bón thúc cho lúa theo từng đợt nhưng việc sử dụng chỉ đúng quy trình chứ không đảm bảo về lượng phân bón. Vụ xuân 2015, gia đình ông là 1 trong 12 hộ được Hội ND huyện lựa chọn xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Lâm Thao khép kín. Khi vào thời vụ, gia đình ông và các hộ tham gia trình diễn được Hội ND huyện phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón NPK theo quy trình khép kín cho cây trồng vụ xuân.

Qua hướng dẫn, gia đình ông và các hộ tham gia đã nắm bắt kỹ thuật và tuân thủ các quy trình sử dụng phân bón để bón lót, bón thúc đúng hàm lượng. Đến nay, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nếu dùng đại trà phải phun 5 lần thì ở mô hình bón phân NPK khép kín giảm được 2 lần, số ngày công chăm sóc cũng giảm đi đáng kể. Dự kiến năng suất vụ này cao hơn 10-15%, ước đạt 207-210kg/sào (ở mô hình đại trà chỉ đạt từ 185-190kg/sào).

Ngoài việc xây dựng các mô hình trình diễn, thực hiện chức năng hỗ trợ cho nông dân, hàng năm, Hội ND huyện còn tổ chức hỗ trợ hội viên mua phân bón trả chậm đẩy mạnh chương trình liên kết với các doanh nghiệp, nhằm gắn kết giữa hộ nông dân - doanh nghiệp. Căn cứ vào tình hình thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác của nông dân các địa phương trong huyện và ưu điểm, thế mạnh của từng loại phân bón, Hội ND huyện đã chủ động phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao triển khai chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân đạt hiệu quả thiết thực, số lượng cung ứng mỗi năm từ 300-350 tấn, trong đó chủ yếu là phân bón đa dinh dưỡng NPK chuyên dùng cho cây lúa và các loại rau màu. Đây cũng là loại phân bón được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, dễ sử dụng, có chất lượng ổn định và giá cả hợp lý.

Theo ký kết, Công ty chở phân bón về tận các xã, bán cho nông dân theo giá niêm yết. Công ty chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và giá cả. Hội ND huyện đứng ra tín chấp để hội viên nông dân mua phân bón trả chậm. Sau khi thu hoạch, Hội ND các xã chịu trách nhiệm thu đủ tiền phân bón hoàn trả Công ty


Có thể bạn quan tâm

Nhà nông cảnh giác chất cấm Nhà nông cảnh giác chất cấm

Theo đánh giá của ngành NNPTNT, tới thời điểm này việc lạm dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi đã được hạn chế nhiều, nông dân cũng đã hiểu rõ hơn về tác hại của những độc chất này tới sức khỏe người tiêu dùng nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

03/05/2016
Trồng rau sạch, nông dân Mộc Châu thu 500 triệu đồng/ha/năm Trồng rau sạch, nông dân Mộc Châu thu 500 triệu đồng/ha/năm

Với việc tích cực áp dụng quy trình kỹ thuật và kiến thức thị trường, nên hiệu quả kinh tế từ trồng rau sạch của Mộc Châu đạt 400-500 triệu đồng/ha/năm.

03/05/2016
Khát vọng của làng hoa trăm tuổi Khát vọng của làng hoa trăm tuổi

Trên 100 năm qua, TP.Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất hoa kiểng. Nơi đây vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 làng hoa được yêu thích nhất Việt Nam. Làng hoa Sa Đéc là cái nôi chuyên kinh doanh, sản xuất hoa kiểng có quy mô bậc nhất miền Tây.

03/05/2016