Hiệu Quả Từ Mô Hình “1 Phải, 5 Giảm” Trên Cây Lúa

Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.
Mô hình triển khai thí điểm cho 2 hộ dân trên địa bàn thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn với diện tích 1ha, tổng kinh phí gần 17,5 triệu đồng. Các hộ dân tham gia được hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật. Qua 3 tháng triển khai, kết quả cho thấy mô hình “1 phải, 5 giảm” giúp nông dân tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư gồm: giảm được giống, phân bón, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm số lần tưới nước, tỷ lệ đổ ngã thấp…
Qua tính toán, năng suất lúa từ mô hình “1 phải, 5 giảm” bình quân đạt 6,9 tạ/sào, tăng hơn 70kg/sào so với ruộng đối chứng tại địa phương và cho lợi nhuận cao hơn khoảng 8 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.