Hiệu Quả Từ Câu Lạc Bộ Nuôi Trồng Rong Sụn Ở Ninh Hải (Bình Thuận)
Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7-2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.
Tận dụng hơn 20 ha mặt biển, cùng với kiến thức học được, Hội Nông dân xã Thanh Hải đã thành lập Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn. Từ nguồn vốn cho vay của Hội Nông dân tỉnh, Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn xã Thanh Hải đã hoạt động hiệu quả, tạo việc làm và cải thiện đáng kể đời sống cho các nông hộ địa phương. Đến nay, Câu lạc bộ đã thu hút trên 60 hộ tham gia. Bà Nguyễn Thị Được, Chủ nhiệm Câu lạc bộ nuôi rong sụn chia sẻ: Câu lạc bộ tuy mới thành lập nhưng hoạt động rất có hiệu quả. Chủ yếu bà con làm nghề biển, không có thời gian rảnh nên vào các buổi chợ sáng, các hội viên tranh thủ gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu giá cả rong sụn. Mỗi tuần, Câu lạc bộ sinh hoạt 1 lần, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ có trách nhiệm tìm tòi, học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm và chia sẻ kỹ thuật nuôi trồng rong sụn cho các hội viên”. Với trên 20 ha rong sụn, mỗi vụ Câu lạc bộ thu hoạch được 150 tấn rong sụn tươi với giá trung bình 18.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Mỹ Hiệp, chia sẻ: Gia đình tôi nuôi trồng rong sụn đã hơn mười năm, tôi mở rộng diện tích nuôi trồng gần 8 ha gồm rong sú và rong sụn. Qua 5 tháng nuôi trồng, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về hơn 25 triệu đồng/vụ. Ông Lê Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hải cho biết, mô hình Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn tuy mới thành lập nhưng hoạt động khá hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân. Hiện nay, Hội Nông dân đang phối hợp với các cơ sở sản xuất thạch rau câu để tìm đầu ra ổn định giúp người nông dân gắn bó lâu dài với cây rong sụn.Có thể bạn quan tâm
Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.
Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).
Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.