Giá / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Trồng Dưa Bao Tử Không Giàn

Hiệu Quả Trồng Dưa Bao Tử Không Giàn
Tác giả: 
Ngày đăng: 05/02/2012

Chị Đào Thị Hằng, thôn Xuân Tiến, xã Tự Lạn (Việt Yên - Bắc Giang) mượn 2 ha ruộng của bà con trong thôn để trồng dưa bao tử mang lại khoản thu nhập đáng kể.

Là nông dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng, chị Hằng không khỏi xót xa khi thấy nhiều người bỏ ruộng. Vụ đông năm 2011, chị mượn 2 ha của một số hộ trong thôn để trồng rau chế biến. Có ruộng, vợ chồng chị cày cuốc, thuê thêm lao động để trồng dưa bao tử. Thuận lợi với gia đình chị là toàn bộ giống được huyện hỗ trợ và cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa bao tử không giàn.

Chị cũng từng làm thuê nhiều như: gánh gạch, phụ vữa nhưng công việc này chỉ thích hợp khi còn trẻ, sức khoẻ dẻo dai. Ở tuổi gần 50 như chị thì đi làm thuê sẽ gặp khó khăn song việc đồng áng vẫn có thể làm tốt. Vì lẽ đó mà chị quyết định mượn ruộng để canh tác. Chị hạch toán, trước đây trên cánh đồng này bà con chỉ trồng ngô, khoai lang trong vụ đông, 3 - 4 tháng mới được thu hoạch, thu nhập chẳng đáng là bao. Trong khi, trồng dưa bao tử, cứ 5 - 7 ngày công ty thu mua lại trả tiền một lần. Trong thời điểm thu hoạch rộ, mỗi ngày chị phải thuê 2 - 3 người hái quả nhằm tránh tình trạng dưa bị quá lứa. Vụ đông vừa qua, gia đình chị thu được gần 15 tấn dưa, bán giá 5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí thu lãi gần 30 triệu đồng. Được biết, từ kết quả của vụ đông vừa qua, năm nay chị Hằng tiếp tục mượn ruộng để trồng rau màu nâng cao thu nhập. Chia sẻ về kỹ thuật trồng dưa bao tử không giàn, chị Hằng cho biết: Việc trồng dưa thường phải tiến hành ngay sau khi thu hoạch lúa mùa và hay bị gấp gáp về thời vụ. Vì vậy kỹ thuật trồng dưa không giàn vừa tiết kiệm công lao động lại giảm chi phí đầu tư bởi không phải cày toàn bộ ruộng, chỉ cày hai sá lật úp hai bên tạo thành luống, mỗi luống rộng khoảng 1,2 mét, giữa luống cắt gốc rạ rải đều lên trên nhằm hạn chế cỏ mọc. Lớp rạ này sẽ bổ sung lượng mùn, cải tạo đất. Mặt khác, do dưa bò thì lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng giảm, lại an toàn cho người phun thuốc so với dưa cắm giàn.


Có thể bạn quan tâm

Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.

05/02/2012
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

05/02/2012
Ngư Dân Được Mùa Cá Cơm Ngư Dân Được Mùa Cá Cơm

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.

05/02/2012