Giá / Tin thủy sản

Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ tại Thanh Hóa

Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ tại Thanh Hóa
Tác giả: Thu Phương
Ngày đăng: 10/02/2020

Nhằm giúp người dân khai thác tốt lợi thế ao hồ để nuôi các giống cá mới năng suất và hiệu quả kinh tế cao, năm 2018 Trung tâm Thủy sản tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai mô hình “Nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao”. Sau một thời gian triển khai, qua kiểm tra thực tế tại các mô hình, cá nheo phát triển tốt, bước đầu mô hình đã mang lại kết quả khả quan.

Gia đình ông Khoàng Văn Vân, xã Lay Nưa (thị xã Mường Lay) kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá nheo Mỹ.

Mô hình “Nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao” được triển khai bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ phát triển nông - lâm và thủy sản trên quy mô 0,5ha với 6 hộ dân xã Thanh Luông, Thanh Hưng (huyện Ðiện Biên), xã Lay Nưa và phường Sông Ðà (thị xã Mường Lay) tham gia. Mô hình được thực hiện trong 2 năm (2018 - 2019). Trước khi triển khai mô hình, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã phối hợp với chính quyền các xã khảo sát chọn những hộ có đủ điều kiện tham gia; tập huấn kỹ thuật cho người dân và cung ứng con giống, thức ăn theo định mức hỗ trợ: 50% con giống và thức ăn trong thời gian triển khai mô hình.

Ông Nguyễn Ðình Kỳ, xã Thanh Luông (huyện Ðiện Biên) - một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Gia đình tôi có 1.500m2 ao, trước đây nuôi nhiều loại cá thương phẩm khác nhau, như: trôi, mè, trắm, rô phi… nhưng năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao; thậm chí có năm bị dịch bệnh còn mất trắng. Năm 2018, Trung tâm Thủy sản tỉnh xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá nheo Mỹ, tôi đã đăng ký nuôi thử nghiệm với số lượng 1.500 con. Qua thực tế chăm sóc, cá nheo dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh, tỷ lệ sống đạt từ 70 - 80%. Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng cá trung bình đạt từ 0,5 - 1kg/con trở lên. So với các loại cá truyền thống thì tỷ lệ sinh trưởng, phát triển cá nheo Mỹ nhanh hơn.

Ông Khoàng Văn Vân, xã Lay Nưa (thị xã Mường Lay) cho biết: Khi được chọn tham gia mô hình nuôi cá nheo Mỹ, ban đầu gia đình rất phân vân, bởi từ trước đến nay chưa từng nghe đến loại cá này, nếu nuôi thành công thì không sao nhưng nếu thất bại sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Nhưng khi tham gia mô hình mới biết loại cá này nuôi cũng không quá khó. Trung bình mỗi con cá đạt trọng lượng gần 1kg sau 5 tháng. Hiện tại, giá bán trên thị trường từ 90 - 100 nghìn đồng/kg, trong khi đó, chi phí cho 1kg cá khoảng hơn 20 nghìn đồng, rẻ hơn nhiều loại cá khác. Nếu vụ này thành công, gia đình sẽ tiếp tục nuôi và mở rộng trong những năm tiếp theo.

Ðánh giá về triển vọng của mô hình, ông Nguyễn Thế Truyền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản tỉnh, cho biết: Từ khi triển khai mô hình, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ dân thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật. Qua thời gian triển khai mô hình cho thấy, cá nheo Mỹ có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết tỉnh ta. So với các loại cá truyền thống thì cá nheo năng suất và giá trị hơn nhiều. Ðiển hình như mật độ thả cá nheo Mỹ là 1,7 con/m2, trong khi mật độ thả cá rô phi là 2 con/m2 (cùng cỡ 1,2 - 1,5cm/con), song năng suất, sản lượng cá rô phi không bằng cá nheo Mỹ. Theo tính toán, 1ha ao nuôi cá nheo Mỹ đạt trên 21 tấn còn cá rô phi chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha. Bên cạnh đó, giá thành cá nheo Mỹ cao hơn. Hiện tại cá nheo Mỹ có giá khoảng 100 nghìn đồng/kg, còn cá rô chỉ 30 nghìn đồng/kg. Ðến nay, qua theo dõi, đánh giá sơ bộ mô hình, trọng lượng trung bình đạt từ trên 0,5 - 1kg/con. Dự kiến đến tháng 8/2019, khi mô hình kết thúc, trọng lượng trung bình đạt gần 2kg/con. Kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ đơn giản, không phức tạp như một số loài cá khác. Ðối với ao trước khi thả cá chỉ cần tháo cạn, dọn sạch rác, cỏ dưới đáy và bờ ao, vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2 - 0,3m; dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao từ 7 - 10 kg/100m2; phơi đáy ao 2 - 3 ngày. Thức ăn của cá nheo Mỹ là các loại phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, tôm, tép, cá tạp, ốc bươu vàng, giun… Nếu dùng thức ăn công nghiệp thì lượng đạm trên 35% và canxi là 0,45% mới đảm bảo cho cá phát triển bình thường…

Mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm đang mở ra triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Nếu thành công không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao, mô hình còn bổ sung cơ cấu giống cho ngành thủy sản của tỉnh, hướng tới mục tiêu đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Từ thành công của mô hình nuôi cá nheo Mỹ  thương phẩm tại xã Đông Hưng đã góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế với diện tích ao nuôi nhỏ, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân thành phố. Mô hình đã mở ra hướng nuôi cá mới tạo ra sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm với đối tượng nuôi, hình thức nuôi mới. Đây là mô hình có thể nhân rộng đến các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có diện tích ao nuôi nhỏ, ao nước chảy trong toàn tỉnh nói chung.


Có thể bạn quan tâm

Hormone sử dụng trong sản xuất cá giống Hormone sử dụng trong sản xuất cá giống

Sử dụng hormone trong việc kích thích sinh sản nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong sản xuất giống các loài cá nuôi.

10/02/2020
Nuôi cá lóc giống trong bể bạt thu lời 600 triệu đồng/năm Nuôi cá lóc giống trong bể bạt thu lời 600 triệu đồng/năm

Anh Nguyễn Văn Điệp (Ấp 4, xã Trung Nghĩa- Vũng Liêm) đã khởi nghiệp nuôi cá lóc giống trong ao lót bạt (nuôi cá lóc trong vèo) và áp dụng biện pháp

10/02/2020
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm giòn tại Thái Hòa Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm giòn tại Thái Hòa

Thị xã Thái Hòa với tổng diện tích nuôi cá nước ngọt là 243 ha chủ yếu là nuôi cá truyền thống hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ

10/02/2020