Giá / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa
Tác giả: 
Ngày đăng: 16/05/2012

Với 200 m2 bể xi măng nuôi cá lóc, từ nhiều năm nay anh Ngô Hữu Hòa – thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã thu hoạch từ 15 - 16 tấn cá thương phẩm mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Năm 2008, sau một thời gian đi làm ăn xa, thấy ở một số địa phương người dân nuôi cá lóc trong bể xi măng đạt hiệu quả cao, anh Hòa quyết định xây bể 200 m2 để nuôi cá lóc. Anh Hòa cho biết, anh mua cá lóc giống từ các tỉnh phía Nam về nuôi. Thức ăn cho cá lóc là cá tạp sẵn có với giá bán trung bình khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg; khi cá lóc còn nhỏ thì xay nhuyễn cá tạp để cho cá ăn. Mỗi vụ nuôi 4 tháng anh Hòa thu được 7 - 8 tấn cá thương phẩm, với giá bán trung bình 60.000 đồng/kg, anh đã thu lãi khá.

Nhằm giảm chi phí con giống và tạo điệu kiện cho các hộ dân không phải đi mua giống ở các tỉnh ngoài, tháng 4/2011, Hội Làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm giống cá lóc bằng cho đẻ nhân tạo ở Thanh Hóa”. Dự án thành công và sản xuất được 2,5 vạn cá giống. Gia đình anh Hòa cũng là một trong nhiều hộ dân được Hội Làm vườn và trang trại cung ứng giống cá sản xuất trong tỉnh. Nếu cá giống mua ở các tỉnh phía Nam có giá 1.200 đồng/con thì giá sản xuất tại chỗ anh chỉ mua 600 – 900 đồng/con.

Trước đây anh Hòa chỉ nuôi một năm 2 vụ, từ cuối năm 2011 anh Hòa đã bắt đầu nuôi thử nghiệm thêm một vụ qua đông. Ở vụ nuôi này, cá cũng phát triển và chống chịu tốt, tỷ lệ hao hụt ít. Anh cho biết, vụ nuôi qua đông mới đây anh đã thu hoạch hơn 8 tấn cá.

Hiện nay, nhiều hộ dân trong tỉnh cũng đã áp dụng nuôi cá lóc trong bể xi măng khá hiệu quả. Mô hình này đã đáp ứng được nhu cầu nuôi thủy sản của bà con ở những nơi diện tích hẹp không có điều kiện xây dựng ao nuôi./.

Có thể bạn quan tâm

Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

16/05/2012
Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế

Giữa tháng 5, ngư dân Quảng Điền không cầm được nước mắt khi phải đối mặt với tình cảnh tôm nuôi lại chết. Đến xã Quảng Phước, nơi có hồ tôm nuôi vừa bị chết do bệnh đốm trắng và môi trường,tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thấy được cảnh người dân thẫn thờ, mất ăn, mất ngủ khi cả vốn lẫn công đều ra đi.

16/05/2012
Nuôi Dê Sữa Nuôi Dê Sữa

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

16/05/2012