Giá / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Dự Án Cây Rau Vụ Đông Ở Sơn Dương

Hiệu Quả Dự Án Cây Rau Vụ Đông Ở Sơn Dương
Tác giả: 
Ngày đăng: 27/07/2013

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương. Kết quả, những diện tích cây trồng của dự án đều cho năng suất, chất lượng cao. Năng suất trung bình của cà chua đạt 70 tạ/ha, sản lượng đạt 735 tấn; khoai tây 25 tấn/ha, sản lượng 102,5 tấn; rau các loại 33 tấn/ha, sản lượng đạt 676,5 tấn..

Từ kết quả đạt được, vụ đông năm 2012 - 2013 huyện tiếp tục triển khai thực hiện Dự án tại 8 xã, thị trấn với tổng diện tích gần 80 ha, với các loại giống như khoai tây, xu hào, bắp cải, rau cải ăn lá... Trong diện tích trên, xã Trung Yên 13 ha/130 hộ tham gia; xã Minh Thanh 7 ha/70 hộ tham gia; xã Bình Yên 6,2 ha/62 hộ tham gia; xã Phúc Ứng 8,2 ha/82 hộ tham gia; xã Hợp Hòa gần 8,6 ha/86 hộ tham gia; xã Ninh Lai 16,47 ha/164 hộ tham gia; xã Sầm Dương 5,5 ha/55 hộ tham gia; xã Đại Phú hơn 10 ha/100 hộ tham gia; thị trấn Sơn Dương 5 ha/50 hộ tham gia. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích cây vụ đông trong dự án đều phát triển tốt, nhiều diện tích đã cho thu hoạch với năng suất, chất lượng khá cao.

Tại thị trấn Sơn Dương, tận dụng diện tích đất soi bãi ven sông Phó đáy nhiều năm nay, bà con nhân dân tập trung đẩy mạnh phát triển cây vụ đông. Tham gia Dự án, thị trấn có 5 ha rau các loại của 50 hộ dân thôn Thịnh Tiến và tổ nhân dân Quyết Tiến. Đảm bảo cây rau sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngay từ đầu vụ bà con nhân dân đã tập trung triển khai trồng các loại rau, xu hào, bắp cải, súp lơ... Chị Lương Thị Hằng, thôn Thịnh Tiến cho biết, gia đình chị đã trồng rau được hơn 10 năm nay. Đảm bảo rau sinh trưởng phát triển tốt, thu hoạch đúng thời vụ đòi hỏi người trồng rau nắm chắc các quy trình kỹ thuật như: làm đất, bón lót, nước tưới...

Vụ đông năm nay, gia đình chị trồng 8 sào rau các loại. Tham gia dự án, trung bình mỗi sào gia đình chị được hỗ trợ 120.000 đồng, số tiền giúp gia đình chị có thêm kinh phí đầu tư mua giống, phân bón, mở rộng diện tích gieo trồng. Chị bảo, đảm bảo phục vụ rau cho thị trường Tết Nguyên đán, gia đình đã tập trung trồng các loại rau cách đây gần 2 tháng. Nếu thời tiết nắng ấm thuận lợi như hiện nay, chắc chắn diện tích rau của gia đình sẽ cho thu hoạch đúng thời điểm. Trồng rau vụ đông, nếu thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc và giá cả hợp lý, mỗi sào trừ chi phí đầu tư người nông dân thu lãi 6,5 đến 7 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

27/07/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

27/07/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.

27/07/2013