Giá / Tin nông nghiệp

Hiệu quả canh tác lúa thông minh ở ĐBSCL

Hiệu quả canh tác lúa thông minh ở ĐBSCL
Tác giả: Ngọc Trinh
Ngày đăng: 01/09/2021

Ngày 31/8, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Công ty Phân bón Bình Điền tổ chức hội nghị tổng kết mô hình ‘Canh tác lúa thông minh’ vùng ĐBSCL vụ hè thu 2021.

Canh tác lúa thông minh giúp nông dân giảm giống, giảm phân và tiết kiệm nước…để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thông minh phải thích ứng

Ông Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: "Canh tác lúa thông minh" tại ĐBSCL là chương trình do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hợp tác với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh ĐBSCL triển triển khai thực hiện từ năm 2016 đến nay đã đem lại nhiều kết quả thắng lợi cho người trồng lúa.

Chương trình đặc biệt được đẩy mạnh trong giai đoạn 2021-2022 theo thỏa thuận hợp tác phát triển được ký kết giữa các bên vào tháng 11/2020 với mục tiêu lấy nông dân làm trọng tâm. Nông dân sau khi tham gia mô hình sẽ trở thành các "chuyên gia" trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Nhờ biết áp dụng những cách làm hay, kinh nghiệm quý và các giải pháp canh tác thông minh cùng nhiều kỹ thuật mới trong canh tác lúa.

Đồng thời, biết cách ứng phó linh hoạt với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Biết áp dụng công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất giúp giảm chi phí canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đảm bảo sản phẩm nông sản làm ra vừa an toàn, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng thu nhập cho nhà nông và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.

Với mục tiêu trên, mô hình "Canh tác lúa thông minh" được các bên tiếp tục đẩy mạnh triển khai tại 13 tỉnh thành ĐBSCL. Triển khai ở các vùng gieo trồng 2 vụ lúa/năm với đa dạng đặc tính thổ nhưỡng như phèn, phèn nhẹ, mặn hay mặn-phèn… Quy mô từ 2-5 ha/mô hình, 1 mô hình/vụ, 2 mô hình/tỉnh/năm.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, cho biết: Để triển khai mô hình, các bên chú trọng tập trung vào các khâu như tập huấn đầu vụ cho nông dân. Cung cấp đầy đủ vật tư phân bón, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ sản xuất gồm: máy phun phân bón, trạm quan trắc nước mặn, bút đo độ mặn, dụng cụ đo pH. Và đầu tư kinh phí cho các hoạt động có liên quan đến công tác tổ chức thực hiện như xây dựng quy trình canh tác.

Tổ chức thăm đồng của ban cố vấn là các nhà khoa học nông nghiệp đầu ngành, thăm đồng của cán bộ kỹ thuật, xây dựng kênh tư vấn nông dân. Tổ chức hội thảo tổng kết mô hình sau mỗi vụ, mỗi năm và sau khi kết thúc, tiến tới hoàn thiện quy trình "Canh tác lúa thông minh" áp dụng mở rộng trên toàn khu vực ĐBSCL.

Theo ông Đông, hiện tại, vụ hè thu 2021 ĐBSCL mới thu hoạch được 4/13 tỉnh. 4 mô hình tại tỉnh Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long đã thu hoạch cho năng suất bình quân tăng hơn ngoài mô hình từ 100-300kg/ha, lợi nhuận tăng từ 1.644.000đ – 3.408.000 đồng/ha. Các mô hình còn lại tiếp tục thu hoạch vào cuối tháng 8 và tháng 9 tới.

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Ông Mai Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP Cần Thơ cho biết: Mô hình "Canh tác lúa thông minh" được thực hiện tại ấp H2, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh. Qua đánh giá cuối vụ lúa hè thu nông dân trong mô hình nhận thức việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế sản xuất đạt hiệu quả cao.

Cụ thể như sử dụng giống lúa cấp xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ còn 60-80 kg/ha. Bón phân cân đối NPK sử dụng phân bón lót mặn phèn đầu vụ và phân bón chuyên dùng trên lúa theo công thức phân bón của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để giảm sử dụng thuốc BVTV, kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ…

Hiệu quả lúa hè thu trong mô hình cuối vụ đạt trên 7,5 tấn/ha, lợi nhuận trên 27 triệu đồng/ha cao hơn so với ruộng đối chứng là 3,4 triệu đồng/ha. Mô hình mang lại lợi nhuận cao hơn 14,31% so với canh tác truyền thống.

Còn tại Vĩnh Long, nhiều nông dân áp dụng mô hình "Canh tác lúa thông minh" cho lợi nhuận bất ngờ 28,7 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất đối chứng ngoài mô hình gần 2,3 triệu đồng/ha, tăng 8,9% so với ngoài mô hình. Đó là do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất nên chi phí giảm, năng suất tăng.

Ông Trương Vĩnh Yên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp Vĩnh Long vui mừng cho biết: Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các nhà hoa học và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền cùng nông dân trong mô hình. Qua việc cùng thăm đồng và trao đổi thảo luận tại đồng ruộng giúp nông dân nhận biết và nắm rõ tình hình và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Nông dân an tâm sản xuất hơn so với trước khi tham gia mô hình.

Theo đánh giá sơ bộ từ các tỉnh ĐBSCL, hầu hết mô hình "Canh tác lúa thông minh" đạt nhiều kết quả tốt. Nhóm nông dân trong mô hình đã có những thay đổi tốt hơn trong việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Giống vịt ngon số một xứ Tuyên Giống vịt ngon số một xứ Tuyên

Những con vịt bầu Minh Hương tròn lẳn, chỉ uống nước suối, ăn thức ăn từ núi rừng, cho chất lượng thịt thơm ngon khiến người ta nhớ mãi khi đã được thưởng thức.

01/09/2021
Sống khỏe nhờ bí kíp thụ tinh nhân tạo cho gà Sống khỏe nhờ bí kíp thụ tinh nhân tạo cho gà

Bên cạnh đầu tư trang trại bài bản, anh Dũng vượt qua được khó khăn, trồi sụt của chăn nuôi gia cầm nhờ áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà chuyên trứng.

01/09/2021
Nuôi vịt đẻ sống khỏe mùa Covid Nuôi vịt đẻ sống khỏe mùa Covid

Hiện nay, trong khi nhiều nông sản rớt giá thì người nuôi vịt lấy trứng ở Vĩnh Long vẫn tiêu thụ được. Nghề nuôi vịt đã giúp nhiều hộ trụ vững trong mùa dịch

01/09/2021