Giá / Tin thủy sản

Hệ thống nuôi tôm thông minh

Hệ thống nuôi tôm thông minh
Tác giả: Nhiên Luận
Ngày đăng: 03/09/2019

Hệ thống nuôi tôm thông minh của anh Đào Phước Xoàn (30 tuổi), giáo viên môn Tin học - Trường Tiểu học xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú xuất phát từ câu chuyện anh thường xuyên bị “lệch múi giờ” chạy quạt và cho tôm ăn vì trùng với thời gian đi dạy học, khiến giờ giấc chăm sóc tôm không đảm bảo

Anh Đào Phước Xoàn với máy cho tôm ăn được người nuôi tôm đánh giá cao.

“Ban đầu, tôi chỉ nghĩ ra chuyện cài đặt bộ hẹn giờ chạy máy quạt. Sau đó, cảm thấy vào mùa mưa mà ra rải vôi cho ao cũng bất tiện, nên tôi thiết kế máy rải vôi để sẵn. Rải vôi thấy cũng ổn, tôi nảy sinh ý định để thức ăn cho máy phun thử. Hồi đầu, máy phun 1 lần/ngày. Sau khi sử dụng, tôi thấy cũng còn bất tiện nên tôi cài thêm bộ hẹn giờ, cứ đến giờ thì máy tự cho tôm ăn” - anh Xoàn kể. Chưa dừng lại ở đó, anh Xoàn nghĩ thêm cách để hạn chế thức ăn dư thừa bằng cách cho ăn ít nhưng nhiều lần, giúp tôm ăn đều, ăn hết mà không bị dư thức ăn.

Hồi đầu không ai tin, vậy mà anh dùng máy nuôi tôm trúng 8 vụ liên tục. Lúc này nhiều người mới chịu tin, đồng ý lắp máy. Phong trào sử dụng hệ thống máy nuôi tôm thông minh đang phát triển mạnh trong và ngoài tỉnh. Anh Nguyễn Minh Nhựt, xã An Qui đã sử dụng 3 máy cho tôm ăn của anh Phước Xoàn được 2, 3 vụ nuôi. Anh Phước nhận định: “Máy cho tôm ăn rất tiện lợi cho người nuôi, cho tôm ăn đều, lượng thức ăn không có dư. Sử dụng máy cho tôm ăn có cái lợi là chạy quạt được suốt vừa giúp tôm có đủ oxy, vừa hạn chế mầm bệnh”.

Thời gian đầu, máy được thiết kế cồng kềnh, nặng nề. Dần dần, anh Xoàn cải thiện nhỏ gọn, nhẹ nhàng hơn, thuận lợi trong việc di chuyển. Hiện nay, mặc dù máy đã có nhiều ưu điểm hơn, nhưng anh vẫn luôn hỏi thăm người sử dụng máy để tiếp tục cải tiến. Để giúp tôm ăn đều, người nuôi có thể sử dụng máy cho ăn giữa ao và máy cho ăn gần bờ. Ý tưởng này là do kinh nghiệm nuôi tôm của anh cho thấy, trong quá trình nuôi, tôm phân đàn, có những con nhỏ hơn chỉ ăn trong bờ. Cách này giúp tôm trong ao lớn đều.

Thời gian nuôi tôm rút ngắn do có thể cho tôm ăn ngày và đêm. Cách 6 phút, máy phun thức ăn 3-4 giây. Tỷ lệ phun từ 50 gam đến 150 gam/giây, tùy vào sự hiệu chỉnh lượng thức ăn. Khoảng cách phun của máy từ 4 - 20 m. Giai đoạn tôm còn nhỏ, người nuôi có thể chỉnh 20 phút cho ăn 1 giây; 30 ngày tuổi cách 19 phút cho ăn 1 giây, 10 ngày thì cách 10 phút cho ăn 2 giây. Đến giai đoạn bắt nhá được thì canh hiệu chỉnh máy theo lượng thức ăn tôm ăn hết trong nhá.

Câu chuyện khởi nghiệp của anh Xoàn đang gặp những khó khăn phát sinh là thị trường có nhiều kiểu hàng nhái, máy xài không ổn định, mau hư. Được nhiều người nuôi phản ánh, để đảm bảo nhãn hiệu Phước Xoàn, anh đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Sở Khoa học và Công nghệ.

Giá bán máy cho tôm ăn Phước Xoàn hiện trên dưới 3 triệu đồng/máy (tùy theo máy dung tích lớn, nhỏ). Riêng 6 tháng đầu năm tiêu thụ 1.200 máy, tăng gấp đôi so với năm 2018. Hiện nay, cơ sở sản xuất của anh Phước Xoàn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động tại địa phương. Anh đang phát triển thị trường trên các trang Sendo, Lazada, Tiki… đồng thời với tập trung mở hệ thống ở các huyện nuôi tôm trong tỉnh.

Cùng với phát triển thị trường, anh kết hợp xây dựng hệ thống ao nuôi tôm theo hướng hữu cơ với 4 ao gồm ao vèo, thương phẩm, ao cá, ao lắng. Ý tưởng này nhằm định hướng sản xuất tôm thẻ chân trắng trên địa bàn chuyển dịch theo hướng hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, giải quyết đầu ra ổn định cho con tôm.


Có thể bạn quan tâm

Xử lý bọ gạo trong ao ương cá bột Xử lý bọ gạo trong ao ương cá bột

Để đảm bảo tỷ lệ sống của cá bột thành cá hương, cá giống cao nhất, ngoài chế độ chăm sóc tốt về dinh dưỡng thì việc quản lý các loài địch hại

03/09/2019
Giải pháp khắc phục khí độc trong ao tôm Giải pháp khắc phục khí độc trong ao tôm

Hydrogen sulfide (H2S) là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối. Trong ao nuôi, các chất thải được lắng đọng xuống nền đáy và quá trình phân hủy bắt đầu

03/09/2019
Nuôi tôm bền vững trên quê lúa Nuôi tôm bền vững trên quê lúa

Anh Phí Văn Hạnh ở xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình sau nhiều năm xa quê, đã quyết tâm trở về cùng gia đình đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.

03/09/2019