Giá / Mô hình kinh tế

Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản

Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản
Tác giả: 
Ngày đăng: 29/09/2012

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.
 
Diện tích nuôi quảng canh cải tiến cũng chiếm 10.284 ha, gồm: cá nuôi trong ao, mương vườn và nuôi trên ruộng.
 
Bên cạnh đó, còn có một số loài thủy sản đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: cá sấu, ba ba, nuôi lươn trong bể bạt, ếch... cũng được người dân thả nuôi. Do đó, đưa tổng sản lượng thủy sản thu hoạch từ đầu năm đến nay lên trên 54.096 tấn, đạt 62,8% kế hoạch.
 
Hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tỉnh Hậu Giang quan tâm, bằng cách tiến hành kiểm tra hoạt động ghe cào trên các tuyến sông để kịp thời phát hiện hành vi dùng xuyệt điện đánh bắt làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản…


Có thể bạn quan tâm

Trợ Lực Cho Nông Dân Nuôi Bò Chất Lượng Cao Ở Bến Tre Trợ Lực Cho Nông Dân Nuôi Bò Chất Lượng Cao Ở Bến Tre

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…

29/09/2012
Nuôi Lợn Thời Giá Thấp Nuôi Lợn Thời Giá Thấp

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.

29/09/2012
Giải Quyết Hài Hòa Bài Toán Lợi Nhuận Trong Chuỗi Sản Xuất Lúa Giải Quyết Hài Hòa Bài Toán Lợi Nhuận Trong Chuỗi Sản Xuất Lúa

Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.

29/09/2012