Giá / Tin thủy sản

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất Việt Nam
Tác giả: Lê Thu
Ngày đăng: 28/10/2020

Tháng 9/2020, xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng 20,4% đạt trên 51 triệu USD. Nhiều thị trường chính bật tăng trở lại, Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam.

Mực xuất khẩu tăng mạnh tại nhiều thị trường

Tháng 9 năm nay, trong top 5 thị trường nhập khẩu chính trừ Nhật Bản, XK mực, bạch tuộc sang các thị trường Hàn Quốc, ASEAN, EU, Trung Quốc đều tăng.

Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính mực, bạch tuộc của Việt Nam với nhu cầu ổn định nhất trong 9 tháng đầu năm nay, với kim ngạch đạt 30,9 triệu USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ 2019. Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất về nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay.

XK mực, bạch tuộc sang EU tiếp tục tăng trong tháng 9. XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay vẫn chịu tác động của dịch Covid-19 nên giá trị XK trong 9 tháng vẫn giảm.

Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 41% tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng liên tục từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay. Tháng 9 năm nay, XK mặt hàng này sang Hàn Quốc tăng 31,2% đạt 20,2 triệu USD tuy nhiên do giảm trong các tháng trước đó nên XK mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn giảm 2,9% trong 9 tháng đầu năm nay đạt 163,8 triệu USD.

Nhật Bản đứng thứ 2 về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22,3%. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản trong 9 tháng năm 2020 đạt gần 88,5 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019. XK mặt hàng này sang Nhật Bản giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 9 năm nay.

XK mực, bạch tuộc sang EU từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay liên tục giảm mạnh do chịu tác động của thẻ vàng IUU, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Tuy nhiên, tháng 8/2020, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi và tiếp tục giữ mức tăng trưởng dương trong tháng 9/2020. Tháng 9 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang thị trường EU đạt 4,6 triệu USD, tăng gần 6% so với tháng 9 năm ngoái. Đáng chú ý, XK sang Hà Lan tăng gần 263%, XK sang Đức tăng 66% trong tháng 9/2020.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang EU tăng, có thể là tín hiệu tốt với hy vọng XK sang thị trường này những tháng tới sẽ tăng nữa, khi một số mã hàng đông lạnh và chế biến được giảm thuế về 0% theo hiệp định EVFTA.

Mặc dù nhận tín hiệu tốt từ một số thị trường, tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế trên toàn thế giới, nguồn cung nguyên liệu sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của thế giới và XK mực, bạch tuộc của Việt Nam thời gian tới dự kiến vẫn giảm. Dự kiến, XK mực, bạch tuộc Việt Nam năm 2020 sẽ đạt khoảng 523 triệu USD, giảm khoảng 9% so với năm 2019.


Có thể bạn quan tâm

Giá trị kinh tế từ cá quế Giá trị kinh tế từ cá quế

Cá Quế là loài cá nước ngọt có tên khoa học là Tinca tinca L hay tên thường gọi là cá Tench thuộc họ cá Chép (Cypridae).

28/10/2020
Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống đến Artemia Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống đến Artemia

Nguồn nước thải từ sản xuất tôm giống có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp làm thức ăn cho Artemia. Artemia nuôi trong nước thải từ sản xuất tôm giống đảm bảo

28/10/2020
Giá tôm toàn cầu giảm mạnh Giá tôm toàn cầu giảm mạnh

Đó là bức tranh chung của ngành tôm trên toàn thế giới những tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân khiến giá tôm giảm, thậm chí giảm xuống mức chưa từng thấy

28/10/2020