Giá / Mô hình kinh tế

Hạn Chế Thiệt Hại Tôm Nuôi Trước Những Cơn Mưa Trái Mùa

Hạn Chế Thiệt Hại Tôm Nuôi Trước Những Cơn Mưa Trái Mùa
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/04/2012

Cơn mưa trái mùa do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trong những ngày gần đây đã khiến cho gần 16 hecta tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường ao tôm bị biến động mạnh khiến tôm nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng, mầm bệnh phát triển nhưng người nuôi tôm lại chưa có kế hoạch chủ động đối phó.

Nông dân đang kiểm tra môi trường nước.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, phèn, những chất dơ bẩn, cặn bã hữu cơ trên bờ ao thường được tích tụ suốt thời gian dài trong mùa nắng, khi có sự xuất hiện những cơn mưa trái mùa thì những chất có hại này sẽ theo nước mưa trôi xuống ao nuôi tôm. Điều này khiến cho môi trường ao tôm bị thay đổi đột ngột, độ mặn, nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước bị phân tầng. Đặc biệt, các yếu tố môi trường như pH, NH3, H2S sẽ biến động mạnh, làm tôm nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng dẫn đến dễ bị bệnh, hoặc ít nhất gây ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi.

Tuy nhiên, những cơn mưa trái mùa thường xuất hiện đột ngột, không có dự báo trước nên người nuôi tôm thường không có sẵn các dụng cụ, hóa chất, chế phẩm sinh học... tại ao tôm, nên khi có các cơn mưa trái mùa xảy ra, người nuôi tôm không thể có đầy đủ dụng cụ, hóa chất để xử lý ngay các yếu tố bất lợi nêu trên. Do đó, để bảo đảm môi trường nước luôn ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi trước những cơn mưa trái vụ, người nuôi tôm cần phải chủ động dự trữ các loại vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học, men vi sinh dùng để xử lý môi trường nước. Đồng thời, người nuôi tôm cần bón vôi xung quanh bờ ao và xả bỏ nước tầng mặt trong những cơn mưa lớn, tăng cường chạy quạt để tránh sự phân tầng nước.

Đồng thời, người nuôi tôm nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao tôm và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi. Nếu không thực sự cần thiết, người nuôi tôm không nên sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào ao nuôi tôm, mà cần lấy nước qua ao lắng và xử lý nước trước khi bơm vào ao nuôi tôm. Khi có những hiện tượng bất thường, người nuôi tôm nên liên hệ với cán bộ khuyến nông cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại; quan tâm theo dõi những bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng thủy văn, từ đó chủ động hơn trong việc ứng phó với những cơn mưa trái mùa; cần bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất trong khẩu phần thức ăn tôm nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu lại điều kiện thời tiết bất thường. Việc thường xuyên kiểm tra ao, đầm nuôi sẽ kịp thời phát hiện những diễn biến mầm bệnh xảy ra, nhất là vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ tăng cao.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 4/2012 sẽ tiếp tục có những cơn mưa trái mùa hay chuyển mùa gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với bà con nuôi tôm. Do đó, ngay từ bây giờ người nuôi tôm cần chủ động có những giải pháp phòng tránh thiệt hại do những cơn mưa trái mùa gây ra, góp phần đem lại mùa tôm bội thu.

Có thể bạn quan tâm

Vụ Tôm Năm 2013 Tăng Nuôi Thâm Canh, Hạn Chế Dịch Bệnh Vụ Tôm Năm 2013 Tăng Nuôi Thâm Canh, Hạn Chế Dịch Bệnh

Nuôi tôm không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn phải bền vững - đó chính là mục tiêu đặt ra cho vụ tôm 2013 của tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang tập trung phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trên cát, đồng thời chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho tôm.

12/04/2012
Làm Giàu Nhờ Bồ Câu Làm Giàu Nhờ Bồ Câu

Với bản tính cần cù, chịu khó, cựu chiến binh Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 2, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu thương phẩm.

12/04/2012
Bắp Lai Chịu Hạn Có Năng Suất Cao Bắp Lai Chịu Hạn Có Năng Suất Cao

Triển khai từ tháng 1-2013, mô hình phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được đánh giá là khá hiệu quả. Qua đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và địa phương, các ruộng bắp trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội; hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.

12/04/2012