Hai Loài Gừng Mới Lộ Diện Tại Việt Nam
Newmania serpens N. S. Lý & Skornick và N. orthostachys N. S. Lý & Skornick là tên của hai loài gừng do các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Na Uy, Vườn Thực vật Singapore, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh phát hiện dưới những tán rừng bán thường xanh của cây họ Dầu ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.
Hai loài này thuộc giống gừng Newmania N. S. Lý & Skornick. Đặc điểm chung của chúng là thân giả khá yếu, hoa màu trắng tía, mọc từ thân rễ ngang mặt đất. Loài Newmania serpens có dạng thân bẹ yếu, độ cao cao tối đa có thể đến 100 cm, thường mang 10-15 lá, phiến lá mỏng, hình elip hẹp, gân lá nổi rất rõ, phát hoa thưa, yếu, mọc bò trường trên mặt đất, cánh môi màu tím với vệt đỏ tươi và các sọc trắng ở đáy và giữa phiến.
Ngược lạị, loài Newmania orthostachys có thân bẹ khỏe hơn, chiều cao 60-80 cm, mang 5-8 lá, phiến lá dày, hình trứng ngược elip, gân lá khó thấy, phát hoa bó chặt và mọc thẳng, cánh môi màu tím với các sọc trắng ở đáy và giữa môi.
Phát hiện của nhóm chuyên gia được đăng trên tạp chí chuyên ngành Taxon do Hiệp hội Phân loại Quốc tế xuất bản.
Gừng là một họ thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ bò ngang hoặc củ, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài. Từ xa xưa con người đã dùng gừng để làm cây cảnh, gia vị và thảo dược. Nghệ, riềng, gừng, đậu khấu, sa nhân là các thành viên quan trọng nhất trong họ Gừng.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10.6, lần đầu tiên UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ phát động phong trào xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) cho một huyện là Đơn Dương. Đây là huyện duy nhất trong tỉnh Lâm Đồng được chọn làm điểm để xây dựng NTM...
Đến nay, một số hộ nông dân ở xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã thực hiện thành công mô hình trồng chanh không hạt (có xuất xứ từ tỉnh Bến Tre).
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước độc lập. Những người lính chiến đấu trong quân đội trở về với quê hương, gia đình mình. Người thì lo làm kinh tế, người thì tiếp tục phục vụ cho địa phương nơi mình sinh sống.