Giá / Tin thủy sản

Hà Tĩnh: Tiềm năng nuôi cá lồng ở đập Khe Còi

Hà Tĩnh: Tiềm năng nuôi cá lồng ở đập Khe Còi
Tác giả: Nguyễn Hoàn - Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Ngày đăng: 08/08/2017

Những năm gần đây, nghề đi biển của người dân xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh gặp nhiều khó khăn, số lao động tham gia đánh bắt thủy sản dần ít đi. Nhiều hộ dân đã tận dụng mặt nước ao, hồ, khe, đập để nuôi cá, trong đó có mô hình nuôi cá lồng trên đập Khe Còi cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá lồng đã cho kết quả tốt, tạo nguồn thu không nhỏ cho các thành viên

Đập Khe Còi có diện tích 5 ha, nguồn nước luôn chủ động và thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước, 12 hộ dân ở xã Kỳ Xuân đã đứng ra thành lập Tổ hợp tác Nuôi trồng thủy hải sản Kỳ Xuân để cùng nhau đầu tư phát triển mô hình nuôi cá điêu hồng bằng lồng trên đập. Tổ hợp tác nhận đấu thầu Đập Khe Còi từ tháng 7/2016 để nuôi cá lồng trên đập, các thành viên cùng góp vốn và đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng xây dựng 18 lồng bè, mỗi lồng 36 m2 và mua con giống.

Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu giống, vốn đầu tư nên hoạt động Tổ hợp tác cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, các thành viên đã không ngừng học hỏi, tham quan thực tế tại nhiều tỉnh, thành và vay thêm vốn để đầu tư. Sau 1 năm thực hiện, mô hình đã cho kết quả tốt, tạo nguồn thu không nhỏ cho các thành viên. Ông Lê Đình Đức, Chủ nhiệm Tổ hợp tác chia sẻ: “Khi quyết định thực hiện mô hình này, lo ngại nhất đó là khâu tiêu thụ. Nhưng qua quá trình tìm kiếm thị trường cùng việc chất lượng sản phẩm đã được biết đến, nên các thương lái ở tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, đặc biệt là Hà Tĩnh đến tận nơi thu mua, bình quân Tổ hợp tác cung cấp 450 - 500 kg cá/ngày cho các thương lái”.

Với hiệu quả bước đầu mà mô hình mang lại đã đánh thức được tiềm năng nuôi cá lồng bè trên khe đập tại địa phương; góp phần thay đổi nhận thức người dân trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng theo hướng tận dụng diện tích mặt nước, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

>> Ông Lê Đình Đức, Chủ nhiệm Tổ hợp tác nuôi trồng thủy hải sản Kỳ Xuân chia sẻ: Với giá bán bình quân 45.000 - 50.000 đồng/kg, vụ nuôi vừa qua, Tổ hợp tác đạt doanh thu trên 1,5 tỷ đồng. Hiện tại, Tổ hợp tác đang tiếp tục chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và mở rộng quy mô thêm 6 lồng.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ mô hình kết hợp nuôi cá, ốc trong ruộng lúa Thu nhập cao từ mô hình kết hợp nuôi cá, ốc trong ruộng lúa

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, có thể tận dụng được diện tích mặt nước trên những thửa ruộng lúa bậc thang, mô hình kết hợp nuôi cá chép, ốc

08/08/2017
Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh thủy sản bị phạt từ 700.000-6.000.000 đồng Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh thủy sản bị phạt từ 700.000-6.000.000 đồng

Đó là một trong những quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

08/08/2017
Đồng Tháp: Không mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt Đồng Tháp: Không mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt

Các huyện tăng cường quản lý tự ý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt trước việc người dân ồ ạt đào ao, mở rộng diện tích

08/08/2017