Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Tôm Thành Công
Anh Hoàng kể, khi huyện Cẩm Xuyên có chủ trương chuyển đổi mô hình sản xuất, năm 2002 anh nhận thầu 3ha đất hoang để làm trang trại nuôi thủy sản. Đa số các con sông, con lạch chảy qua địa bàn xã Cẩm Phúc đều nhiễm mặn, rất thích hợp cho việc nuôi tôm nên anh quyết định đầu tư nuôi tôm sú. Vụ đầu tiên, anh bỏ 30 triệu đồng nuôi hơn 1ha tôm sú. Do chưa am hiểu về kỹ thuật, tôm gần đến ngày thu hoạch thì chết như ngả rạ.
Năm 2003, anh Hoàng đến các trang trại lớn ở Khánh Hòa, Nghệ An gần một năm học kỹ thuật nuôi tôm. Tích lũy được kiến thức, anh về quê vay ngân hàng, họ hàng được 100 triệu đồng để cải tạo lại ao đầm và mua tôm giống về thả. Có kiến thức, nên trong khi nhiều hộ lao đao do tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt thì những hồ tôm của gia đình anh vẫn trụ vững và cho thu nhập khá.
Sau gần 6 năm gắn bó với con tôm sú, anh Hoàng đã đúc rút rằng nó không hợp với môi trường và khí hậu ở quê anh do thời gian nuôi kéo dài, dễ dịch bệnh do gặp lũ. Năm 2008, anh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhận thấy tôm thẻ chân trắng rất thích nghi với vùng đất ở địa phương, cho năng suất và thu nhập cao, anh quyết định đầu tư nuôi trên diện tích 3ha. Do tuân thủ nghiêm kỹ thuật nên tôm ít dịch bệnh, cho thu hoạch cao. Anh Hoàng cho biết, vụ tôm năm 2011, gia đình anh đầu tư trên 800 triệu đồng để cải tạo ao hồ, mua giống, thức ăn; nuôi 3 tháng thu hoạch trên 12 tấn tôm bán được 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 600 triệu đồng.
Ông Hoàng Kim Thắng-Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc cho biết: “Nhờ con tôm, gia đình anh Hoàng có của ăn của để, xây nhà 2 tầng khang trang, nuôi 3 đứa con ăn học đàng hoàng”. Ngoài ra, gia đình anh Hoàng còn mở đại lý thức ăn công nghiệp phục vụ các hộ nuôi tôm trong vùng. Nhiều hộ trong xã được anh hỗ trợ giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm. Với sự giúp đỡ của anh, đến nay nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ con tôm.
Có thể bạn quan tâm
Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.
Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.
Hiện người nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải “gồng lưng” chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Đã lỗ, còn bị doanh nghiệp ép giá, chiếm dụng vốn khiến nông dân không còn tiền tái đầu tư nuôi mới. Tình trạng “treo ao” diễn ra khắp vùng, có nơi diện tích “treo ao” lên đến 60%. Sản phẩm chiến lược quốc gia vì đâu nên nỗi?