Giảm dần tình trạng được mùa mất giá cho nông sản
Nhiều thành viên TPP là những thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Việt Nam.
Do đó, việc gia nhập TPP chính là cơ hội lớn cho nông sản Việt tiếp cận các thị trường với thuế suất về 0% như Mỹ, Úc, Canada, New Zealand và Nhật Bản…
Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam còn có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia xuất khẩu nông sản khác như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan (các nước không phải TPP) ở các mặt hàng như thủy sản, đồ gỗ…
“Khi gia nhập TPP, thủy sản, đồ gỗ, cao su, hạt điều, tiêu…của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia xuất khẩu những mặt hàng nông sản cùng loại nhưng không phải là thành viên TPP.
Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 39%, Nhật Bản chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thủy sản xuất khẩu vào Mỹ chiếm 19%, Nhật Bản 16%.
Khi TPP có hiệu lực, tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sẽ cao hơn nếu chúng ta tranh thủ và có đủ sức đáp ứng được nhu cầu của họ để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu”- ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore… sẽ là những thị trường giúp Việt Nam điều chỉnh linh hoạt, tốt hơn cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu, giảm dần tình trạng được mùa, mất giá cho nông sản ở trong nước bấy lâu nay.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi có dự án xóa bỏ cây thuốc phiện, đồng bào vùng rẻo cao thuộc xã Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) đã chuyển sang trồng đào và mận tam hoa từ chục năm nay. Cây đào là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ gia đình nơi đây, nhưng năm nay do nở sớm nên bà con có nguy cơ bị mất trắng vụ đào này.
Theo thông báo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc, trong năm 2015, Trung Quốc có thêm 226 người mắc bệnh cúm A/H7N9, trong đó có 94 ca đã tử vong.
Ông Huỳnh Thành Vinh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết như vậy khi trao đổi với NTNN về kêu gọi hợp tác với Nhật Bản phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.