Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững
Nhận định được những khó khăn gặp phải, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ hai huyện Pác Nặm đã giảm chỉ tiêu phát triển đàn trâu, bò đến năm 2015 xuống còn 23.000 con. Tuy đã giảm nhưng để hoàn thành được chỉ tiêu này đòi hòi những giải pháp tích cực hơn nữa của ngành hữu quan.
Những rào cản phát triển chăn nuôi
Năm 2008, đàn trâu, bò của huyện Pác Nặm bị giảm gần 2.000 con do bị chết rét. Bên cạnh yếu tố khách quan là thời tiết rất đậm, rét hại kéo dài thì sự quan quan, tập quan thả rông gia súc của người dân là nguyên nhân khiến đàn trâu, bò bị thiệt hại. Sau những tổn thất to lớn này, đàn gia súc của Pác Nặm vẫn tiếp tục bị thiệt hại vì thời tiết dù rằng số lượng đã giảm rất nhiều.
Cùng với yếu tố thời tiết, dịch bệnh cũng là nguyên nhân khiến gia súc của người dân bị chết. Mặc dù chính quyền địa phương và ngành chức năng đã có nhiều cố gắng tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng cho đàn gia súc nhưng kết quả chưa thực sự cao.
Phần vì người dân cho rằng tiêm phòng ảnh hưởng đến sinh sản, phát triển, phần vì một số loại vắc xin tiêm không được trợ giá. Đặc biệt là ở các thôn, bản vùng cao, giao thông trở ngại, tỷ lệ hộ dân tiêm phòng cho gia súc đạt thấp. Mỗi năm có hàng chục, thâm chí là hàng trăm con gia của huyện bị chết vì dịch, bệnh.
Mới đây nhất vào tháng 5/2013, đã có 9 con trâu, bò tại xã Công Bằng, bị mắc bệnh tụ huyết trùng, 6 con trong đó đã bị chết. Số trâu, bò bị mắc bệnh và chết vì tụ huyết trùng nói trên phần lớn của những hộ không làm tốt công tác tiêm phòng, giữ gìn vệ sinh chuồng trại.
Trong năm 2012, dù đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu tiêm phòng của năm nhưng nếu so với tổng đàn gia súc thì tỷ lệ tiêm phòng của huyện Pác Nặm chỉ đạt chưa đến 70%. Việc để trâu, bò bị chết rét hay do dịch bệnh làm tổn hại kinh tế của mỗi gia đình, làm giảm tổng đàn gia súc của huyện và ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi.
Với địa hình rộng, dân cư thưa thớt nên trước đây Pác Nặm có nhiều bãi chăn thả cho gia súc. Nhưng 5 năm gần đây, phong trào trồng rừng phát triển mạnh với diện tích hơn 1.000ha/năm, các bãi chăn nuôi thu hẹp. Bài toán kết hợp hài hoà phát triển chăn nuôi theo hình thức truyền thống với trồng rừng không dễ tìm lời giải. Phần lớn các thôn, bản đều có quy định cấm thả rông trâu, bò trong hương ước để bảo vệ rừng trồng.
Tập quán chăn thả trâu, bò theo kiểu truyền thống chưa thể thay đổi nhiều, hướng chăn thả có kiểm soát chưa phát triển đã ảnh hưởng tới mục tiêu tăng tổng đàn gia súc của huyện. Việc đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp cũng khiến số lượng trâu, bò của huyện giảm đi.
Giải pháp phát triển bền vững
Đồng chí Vi Thị Thuý – Phó Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm cho rằng: Muốn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững thì Pác Nặm cần giải quyết được những nguyên nhân, tồn tại nói trên. Trước hết phải nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong phát triển chăn nuôi của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Nhận thức đúng, đủ về tầm quan trọng của phát triển chăn nuôi, các địa phương sẽ có biện pháp hữu hiện hơn để thúc đẩy lĩnh vực này.
Trong đó, vai trò tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu là rất quan trọng. Minh chứng rõ nhất là vụ đông vừa qua, với sự tích cực, chủ động của ngành chức năng cũng như của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động đã giúp bảo vệ rất tốt đàn gia súc khỏi chết rét.
Dù nhu cầu về sức kéo trâu, bò trong sản xuất nông nghiệp giảm dần, nhưng người dân cần phải nhận thức rằng, chăn nuôi vẫn là hướng đi phù hợp với địa phương. Bởi, lĩnh vực này người dân có nhiều kinh nghiệm, điều kiện về nguồn thức ăn phong phú, huyện có nhiều chợ đầu mối về trâu, bò, giải quyết được vấn đề dôi dư lao động và mang lại thu nhập ổn định cho họ. Muốn vậy, người dân phải thay đổi tập quan chăn nuôi lạc hậu, tìm hướng đi thích hợp, bền vững hơn, đó là chăn nuôi trâu, bò có kiểm soát.
Thực hiện hướng đi này người dân cần tăng cường làm chuồng trại và mở rộng diện tích trồng các loại cỏ cao sản. Hiện nay, diện tích trồng cỏ cao sản phục vụ chăn nuôi của Pác Nặm mới có khoảng 100ha, để chuyển dần sang hình thức bán chăn thả thì diện tích này phải tăng gấp 7 – 10 lần.
Chăn nuôi trâu, bò có kiểm soát sẽ giúp huyện tăng được tổng đàn nhưng không ảnh hưởng đến công tác trồng rừng, hạn chế rủi ro về dịch bệnh và thời tiết cho gia súc. Các mô hình nuôi vỗ béo trâu, bò ở một số thôn vùng cao của Nghiên Loan, Xuân La, Công Bằng hay mô hình nuôi trâu, bò bán chăn thả ở thôn Cốc Nghè, xã Cổ Linh đang là hướng đi hiệu quả cần được nhân rộng.
Cùng với đó, Dự án “Ngân hàng bò”, hay hình thức hỗ trợ trực tiếp trâu, bò và cỏ cao sản từ nguồn vốn Chương trình 30a, Dự án 3PAD cho người dân cũng là giải pháp giúp Pác Nặm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.
Ngày 26.2, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc (Quảng Nam) phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn 2 giống bắp nếp lai mới HN68 và HN88.
Vụ lạc năm nay, nông dân các địa phương ở Thừa Thiên Huế thu hoạch xong. Khác với mọi năm, lạc đã hái trái, phơi khô nhưng chỉ đóng vào bao cất chứ không bán.