Giải Pháp Cho Sản Xuất Lúa Bền Vững
Vụ mùa năm 2013 xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình hoàn thành gieo cấy 400 ha lúa mùa trước ngày 7-7. Đây là vụ màu được chuẩn bị tốt nhất và có nhiều giải pháp quan trọng về cơ cấu giống, trà lúa và hướng sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn.
Trong đó trà mùa sớm chiếm 20 % để lấy đất làm vụ đông. Các giống lúa chính chủ yếu là Q5 185 ha; Khang dân 85 ha; Nếp tẻ thơm 60 ha và các giống lúa chất lượng cao ngắn ngày như VH1, RVT… Riêng toàn xã đã gieo cấy mở rộng lúa chất lượng, lúa hàng hóa như 10 ha giống nếp Phu Thê và 20 ha giống chất lượng cao tẻ thơm Ngọc Nguyệt ở HTX Nhân Hữu và Cẩm Xá. Đến thời điểm này bà con nông dân đã bón thúc đợt I, làm cỏ, thu gom ốc bươu vàng, diệt chuột đồng đợt I và chủ động phòng trừ sâu bệnh, sẵn sàng các phương án chống úng nội đồng.
Về Ngô Cương, xã Nhân Thắng (Gia Bình) trong những ngày giữa tháng này, chúng tôi đều phấn khởi, vui lây với bà con nông dân. Ông Chủ nhiệm HTX Dịch vụ NN Ngô Cương Cát Văn Nam dẫn chúng tôi thăm cánh đồng lúa xanh tốt, phấn khởi cho biết: “Vụ mùa năm nay HTX tiếp tục cấy tập trung thành vùng hơn 10 ha giống nếp Phu Thê. Vụ xuân 2013 vừa rồi HTX cấy 12 ha giống nếp này, chiếm khoảng 30 % tổng diện tích của HTX.
Giống nếp Phu Thê mới đưa vào gieo cấy lần đầu nhưng đã cho hiệu quả, giá thu mua gấp 1,5 lần lúa thuần Khang dân cùng thời điểm nên có lãi cao. Bình quân 1 sào cấy giống Phu Thê chênh với giống tẻ thường khác 400 - 600 nghìn đồng. Nhiều hộ có lãi 1 - 1,5 triệu đồng/sào, tương đương năng suất lúa thuần 4 tạ/sào”.
Tuy vậy trăn trở đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và giống nếp Phu Thê vẫn còn đó. Ông Cát Văn Nam cho biết: Bà con muốn Công ty ký hợp đồng cụ thể bao nhiêu ở vụ xuân, vụ mùa? Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở, giao thông, kênh mương sau khi dồn điền đổi thửa từ năm 2008 vẫn chưa được xây dựng, đổ bê tông nên khó khăn cho sản xuất.
Nhân Thắng là môt xã trung tâm của huyện Gia Bình với điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi, giao thông thuận tiện, diện tích canh tác hơn 400 ha, đứng hai của huyện. Nhiều năm qua, cán bộ và nhân dân nơi đây đã đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, là đơn vị dẫn đầu về phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Năng suất lúa luôn đạt 69 - 72 tạ/ha/năm - cao nhất huyện.
Chỉ vài năm trở lại đây, hầu như vụ nào cũng có từ 1 -2 mô hình giống mới như lúa cấy nếp giống, VS1, OM 2517, OM 4218 và OM 1900, Bắc thơm số 7, QR1, N.ưu 89, nếp Phu Thê, lúa thuần chất lượng cao RVT, LTh 31, XT 65, lúa lai và một số loại lúa khác. Nhiều giống lúa đưa vào được đánh giá có hiệu quả, phù hợp, mở ra triển vọng mới cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế, ít giống được mở rộng và kéo dài 2-3 vụ, hoặc không nhân rộng được diện tích trên toàn xã…
Về vấn đề này ông Nguyễn Trọng Biên, Chủ tịch UBND xã Nhân Thắng cho biết: Chính là vấn đề quản lý chất lượng đầu vào, từ giống tốt, phân bón, vật tư chất lượng và giá cả ổn định. Trong khi giá nông sản ngày một giảm thì vật tư phân bón lại tăng cao. Nhất là khó quản lý chất lượng. Hai là làm mô hình chưa đến đầu đến cuối.
Có làm nhưng chưa có tổng kết đánh giá. Như công cụ gieo sạ thẳng hàng, mấy vụ nay hầu như ít có người sử dụng do hạn chế của công cụ này... Một vấn đề nữa là Nhà nước hỗ trợ chưa trọng tâm trọng điểm. Vì vậy để nông dân bám đồng ruộng, có lúa thương hiệu, hay sản phẩm nông nghiệp riêng vẫn là bài toán cần có sự vào cuộc của các cấp các ngành và sự đầu tư đúng hướng, trọng điểm.
Giải pháp cho sản xuất nông nghiệp bền vững là bài toán khó khăn, không chỉ địa phương và bà con làm… Dù bà con rất ủng hộ làm cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả, giảm công sức và nhàn hơn. Huyện cũng cần quan tâm hỗ trợ, đầu tư cho các địa phương đã làm và có mô hình. Hỗ trợ kinh phí xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng, tổ chức hội thảo đánh giá kết quả, xây dựng thương hiệu…
Có thể bạn quan tâm
Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết từ đầu vụ thả nuôi (tháng 11/2011) đến nay, toàn huyện đã có gần 75.600 con tôm hùm nuôi bị chết, chiếm hơn 20,5% số lượng tôm nuôi.
“Hiện nay chúng ta đang chào giá tôm trên thế giới thấp hơn giá thật mà không ai mua. Nhiều khách hàng họ trả giá nhưng khi mình đồng ý bán thì họ lại không mua nữa, trong khi hợp đồng sau khi được ký, DN phải thu mua nguyên liệu rất khó khăn, thậm chí phải nâng giá mua, đôi khi giá chào bán chỉ bằng giá nguyên liệu" - ông Trần Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch VASEP, Tổng Giám đốc Thuan Phuoc Corp. than phiền như vậy trong Hội nghị Toàn thể hội viên VASEP năm 2012 được tổ chức ngày 12/6 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều đáng lo ngại là các loại bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, nhưng ngành chức năng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý.