Giá / Mô hình kinh tế

Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt

Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt
Tác giả: 
Ngày đăng: 10/09/2012

Giá lúa lên nông dân vẫn không lợi vì đã bán tại ruộng từ lúc giá thấp để trang trải chi phí..
 
Giá lúa ở khu vực miền Tây Nam Bộ liên tục tăng nhưng nông dân không còn lúa để bán vì đã cuối vụ thu hoạch lúa hè thu.
 
Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.
 
Tại các vùng thu hoạch lúa hè thu muộn ở tỉnh Trà Vinh, nông dân hiện cũng bán được lúa giá cao. Ông Thạch Minh, trồng 5 công lúa hạt dài ở xã Tập Sơn, huyện Trà Cú cho biết: “Tôi mới vừa thu hoạch lúa hè thu thương lái đến tận ruộng mua với giá 5.100 đồng/kg lúa tươi. Nông dân rất phấn khởi vì trước đó giá lúa khá thấp, nhiều nông dân thu hoạch chẳng lời được bao nhiêu”. Hiện thương lái đang đến tận ruộng để mua vét số lúa hè thu đang thu hoạch muộn.
 
Ông Trần Hoàng Nam, thương lái thu mua lúa tại tỉnh Trà Vinh cho biết: “Hiện tại lúa còn tồn trong dân khá ít. Các thương lái đang đẩy mạnh thu mua để cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Mấy ngày nay giá lúa không tăng và có chiều hướng giảm khi mưa nhiều, nhưng giá này vẫn còn ở mức khá cao so với ngay chính vụ”.
 
Giá lúa tăng và ở mức cao hầu hết nông dân ở các tỉnh ĐBSCL chẳng được lợi bao nhiêu do đã bán trước khi giá lúa lên cao. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện cơ bản đã thu hoạch xong lúa hè thu và xuống giống vụ lúa thu đông. Việc thu mua tạm trữ ngay thời điểm giá lúa thấp (dưới 4.000 đồng/kg lúa tươi) thì doanh nghiệp hưởng lợi, đa số nông dân đều bán lúa tươi ngay tại ruộng để trang trải chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuẩn bị để sản xuất vụ lúa sau.
 
Ông Nguyễn Liên Khoa - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - cho rằng: “Để tăng hiệu quả mua tạm trữ thì cần phải triển khai chặt chẽ và nâng lên thành mua dự trữ quốc gia bằng cách thu mua thường xuyên ngay từ đầu vụ. Ngoài ra, cần phải tính toán sản lượng lúa của từng địa phương để phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ mới đảm bảo nông dân ở từng khu vực được hưởng lợi từ chính sách này”.
 
Theo nhiều chuyên gia, những năm qua nông dân trồng lúa đang loay hoay trong cảnh “được mùa, mất giá” và tình trạng này đang tiếp tục tái diễn. Chủ trương thu mua tạm trữ đã phần nào giúp giá lúa tăng lên. Tuy nhiên, lợi nhuận đến tay nông dân rất ít. Mặt khác, thời gian triển khai thu mua tạm trữ cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo nông dân hưởng lợi nhuận từ chủ trương này.


Có thể bạn quan tâm

Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

10/09/2012
Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

10/09/2012
Một Nương Sơn - Một Cót Thóc Một Nương Sơn - Một Cót Thóc

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.

10/09/2012