Giá Cao Su Đạt 76 Triệu Đồng/tấn

Như vậy, sau một thời gian trầm lắng, giá hạ, ngay từ đầu tháng 2/2012, hoạt động XK cao su đã nhộn nhịp trở lại và giá đã nhích dần lên. Cùng với giá XK đang tăng mạnh, giá cao su tại thị trường trong nước cũng tăng gần 10 triệu đồng/tấn. Cụ thể, nếu như trước kỳ nghỉ Tết Nhâm Thìn, giá cao su chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, tuy nhiên tại thời điểm cuối tháng 2 đã đạt khoảng 76 triệu đồng/tấn.
Theo dự báo, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới đang có dấu hiệu tăng mạnh trong năm 2012 đạt khoảng 27,5 triệu tấn. Riêng Trung Quốc, năm nay có nhu cầu tiêu thụ khoảng 3,61 triệu tấn cao su, tăng 3% so với năm 2011. Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của cao su VN xuất khẩu, tiếp đến là Malaysia, Ấn Độ...
Được biết, trong năm 2011, ngành cao su VN đã có một năm thắng lớn về giá bán và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD. Với kết quả này, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo. Dự báo, trong năm 2012, xuất khẩu cao su có thể tới 3,7 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.