Giá Cà Phê Tăng, Nhà Nhập Khẩu Giảm Lượng Mua

Giá cà phê trong nước đang ở mức hơn 43 triệu đồng/tấn, tăng trung bình hơn 100.000 đồng/tấn so với mức giá trung bình của tháng 1 và tháng 2, đã làm cho các nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam giảm lượng mua và chuyển hướng sang nhập khẩu ở những thị trường khác.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) xác nhận thông tin trên với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 1-4. Tuy nhiện, ông cho biết xuất khẩu cà phê trong tháng 3 có mức giảm không đáng kể.
Ông Vinh cho rằng giá cà phê trong nước tăng là do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài trong thời gian qua, sản lượng cà phê trong niên vụ 2013/2014 được dự báo sẽ giảm khoảng 1/3 so với sản lượng 1,2 triệu tấn cà phê của niên vụ trước. Do sản lượng giảm, nên nhiều hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên trữ hàng không bán ra để chờ giá lên cao hơn đã góp phần làm tăng giá cà phê.
“Thời điểm hiện tai, giá cà phê ở Đăk Lắk đã ở mức 43,3 triệu đồng/tấn còn ở Gia Lai là 43,4 triệu đồng/tấn. So với thời điểm đầu năm, giá cà phê trong nước đã tăng gần 200.000 đồng/tấn”, ông Vinh cho hay. Ông nói thêm, thực tế mức tăng này không đáng kể và không gây đột biến cho thị trường.
Ông Vinh cho rằng, việc các nhà nhập khẩu giảm mua cà phê từ Việt Nam cũng là do giá bán cà phê của Indonesia có xu hướng giảm vì quốc gia này đang vào mùa thu hoạch nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập khẩu từ Indonesia để mua được mức giá "mềm hơn".
Việt Nam và nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai thế giới Indonesia cùng nhau chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê thế giới. Sản lượng cà phê robusta ở miền Nam Sumatra, khu vực trồng cà phê chính của Indonesia, thường bắt đầu thu hoạch từ tháng 3 và tháng 4, ở mức mức 9,7 triệu bao trong niên vụ 2012/13, tăng 16,9% so với vụ cà phê trước, làm tăng nguồn cung cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, năng suất bình quân của cây mía tại Đồng Nai đạt khoảng trên 59 tấn/hécta/năm. Tuy nhiên, một số nông dân trong tỉnh lại có “bí quyết” đẩy năng suất mía cao gấp 1,5 - 2 lần mức bình quân.

Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…

Theo kế hoạch, năm 2012, Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ hỗ trợ năm tỉnh Tây Nguyên và một số doanh nghiệp càphê trên địa bàn tổng cộng 296.000 cây giống càphê.