Gần 9 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Bệnh Đốm Trắng
Theo báo cáo của Chi cục thú y tỉnh đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh có 8,95 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Nghi Xuân và Kỳ Anh, số giống bị thiệt hại 2,68 triệu con.
Ông Trần Hùng – Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Ngày 28-4-2011 bệnh đốm trắng trên tôm được phát hiện tại một hộ nuôi vùng nuôi tôm xã Xuân Trường (Nghi Xuân) với diện tích 02 ha. Sau đó bệnh phát sinh thêm tại các vùng nuôi Cồn Nậy xã Kỳ Thọ, vùng eo Bù xã Kỳ Ninh, vùng Trung Hà và vùng Tây Hà, xã Kỳ Hà (Kỳ Anh). Tiếp đó vùng nuôi tôm của xã Xuân Phổ (Nghi Xuân). Hiện trên địa bàn tỉnh xảy ra bệnh đốm trắng trên tôm tại 11 hộ nuôi, thuộc các xã Xuân Trường, Xuân Phổ, Kỳ Thọ, Kỳ Ninh, Kỳ Hà.
Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng... là các vật chủ trung gian thường mang mầm bệnh đốm trắng. Ngoài ra, thời tiết bất lợi cho tôm nuôi đó là biên độ giao động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, xen lẫn giữa những đợt gió mùa nhiệt độ giảm thấp đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.
Không để bệnh đốm trắng lây lan, Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát diễn biến dịch bệnh tại các vùng nuôi. Tiếp tục khuyến cáo các hộ nuôi biện pháp phòng ngừa, xử lý dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các vùng nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh để phát hiện bệnh, xử lý kịp thời
Có thể bạn quan tâm
Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.
Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).
Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.