Gần 11.800 Ha Tôm Chết

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, có trên 980 ha tôm nuôi của địa phương này trong tuần qua tiếp tục bị chết, nâng tổng số diện tích tôm chết ở đây từ đầu năm đến nay là hơn 11.770 ha, tăng gần 2.000 ha so với thời điểm giữa tháng 7.
Trong số đó, có trên 371 ha tôm công nghiệp bị chết (thiệt hại 100%), diện tích tôm chết còn lại là ở vuông nuôi quảng canh kết hợp, mức độ thiệt hại ước tính khoảng 50%. Nguyên nhân tôm chết được xác định là do hoại tử gan tụy, đỏ thân, đốm trắng và bị tác động của môi trường.
Cơ quan thú y Cà Mau đã xuất hàng ngàn lít hóa chất giúp hộ nuôi công nghiệp có tôm bị chết xử lý ao đầm, tái sản xuất đồng thời đưa ra nhiều khuyến cáo định hướng hộ nuôi quảng canh có kế hoạch thả giống, sản xuất phù hợp.
Được biết, tình hình tôm chết ở Cà Mau thời gian qua ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất tôm xuất khẩu của tỉnh này, do thiếu nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với 3 ha đất vườn, bình quân mỗi năm gia đình ông Vành Trọng Loan, tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar - Đắk Lắk) thu về hơn 300 triệu đồng nhờ trồng sầu riêng xen tiêu và cà phê.

Gần một tuần nay, dọc sông Bồ, đoạn chảy qua địa phận 2 thôn Phước Yên và La Vân Thượng xảy ra tình trạng cá nuôi lồng chết trắng nổi trên sông một cách bất thường, gây lo lắng cho bà con nông dân.

Tuổi đời vườn tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ đã giảm từ 20 – 25 năm xuống còn 10 – 12 năm do ảnh hưởng của bệnh dịch, thuốc kích thích và tình trạng bón nhiều phân đạm của nông dân trong thời gian qua.