Giá / Tin thủy sản

Fulvic Acid – phụ gia thức ăn tiềm năng cho tôm thẻ

Fulvic Acid – phụ gia thức ăn tiềm năng cho tôm thẻ
Tác giả: Văn Thái (Lược dịch)
Ngày đăng: 13/11/2021

Báo cáo này cho thấy Fulvic acid hứa hẹn là phụ gia thức ăn tiềm năng trong nuôi tôm thẻ chân trắng để cải thiện tăng trưởng, chuyển đổi thức ăn và chống stress cho tôm.

Phụ gia thức ăn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi trên toàn thế giới để cải thiện nền kinh tế và phúc lợi của vật nuôi bằng cách tăng tốc độ tăng trưởng, giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi. Với nguồn cung dồi dào ở ngoài tự nhiên, giúp cho các hợp chất axít hữu cơ trở nên dễ dàng sử dụng hơn. Trong đó, acid humic, acid fulvic là hai loại axít được dùng làm phụ gia thức ăn phổ biến nhất.

Trong môi trường sông suối tự nhiên, tất cả chất hữu cơ đều sẽ được vi khuẩn phân huỷ thành các hợp chất đơn giản hơn dần theo thời gian: lá khô, cành cây,.. Tuy nhiên ngay cả khi phân huỷ hết, vẫn có một số chất được giữ lại, đó là Humic acid, Ulmic acid và Fulvic acid. Humic acid (HA) hay còn gọi là axít humic, là một nhóm các hợp chất do sự phân hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là thực vật. Nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, do đó làm giảm nồng độ độc tố mycotoxin trong thức ăn. Giúp quản lý căng thẳng, hệ thống miễn dịch, hoạt động chống viêm, đặc tính chống vi-rút cũng như phòng ngừa các bệnh đường ruột, chủ yếu là tiêu chảy ở người và động vật.

Việc sử dụng HA và các sản phẩm liên quan trong thức ăn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột để sử dụng chất dinh dưỡng tốt hơn cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe bằng cách chống lại mầm bệnh thông qua sự phát triển của khả năng miễn dịch. Hầu hết axít humic cũng chứa một số axít fulvic (Fulvic acid). Fulvic acid, một hợp chất con của Humic acid, có cấu trúc rất đặt biệt là có thể liên kết với các chất khoáng vi lượng trong nước ( sắt, nhôm, Crôm, Mangan... ). 

Fulvic acid là một axít hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên được tạo ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ như lá khô, cành cây... fulvic acid gồm các hợp chất tự nhiên và các thành phần của chất mùn (là một phần của chất hữu cơ trong đất).

Những nghiên cứu trước đây cho thấy fulvic acid giúp cải thiện hiệu quả tăng trưởng và tình trạng sức khoẻ đường ruột của cá chạch. Fulvic acid có tiềm năng sử dụng như một chất kích thích miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản.

Tác dụng của fulvic acid trên tôm thẻ

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác dụng của fulvic acid (khi được bổ sung với liều lượng 0; 0,3; 0,6; 0,9 và 1,2%) vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (trọng lượng trung bình 2,5 g) được nuôi trong điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm: Tôm được thả với mật độ 625 con/m3 trong 60 ngày ở lồng lưới chìm trong bể tuần hoàn. Vào cuối thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm và các chỉ số chống oxy hóa của nhóm tôm cho ăn chế độ ăn có bổ sung Fulvic acid được ghi lại.

Kết quả:

Các nhóm tôm được bổ sung 0,6; 0,9 và 1,2% Fulvic acid có tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống cao hơn so với nhóm đối chứng. Bên cạnh đó tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của các nhóm này cũng thấp hơn đáng kể so với những con được cho ăn chế độ ăn thông thường không bổ sung. 

Nhu cầu Fulvic acid trong chế độ ăn tối ưu cho tôm con dựa trên mức tăng trọng là 0,897%. Hơn nữa, các chỉ số chống oxy hóa như hoạt tính superoxide disutase và peroxidase tăng đáng kể, điều này cho thấy Fulvic acid giúp giảm căng thẳng cho tôm nuôi. Hàm lượng glutathione trong máu của tôm được cho ăn 0,6; 0,9 và 1,2% Fulvic acid chứng tỏ Fulvic acid giúp cải thiện tăng trưởng của tôm nuôi. 

Các chỉ số khác được ghi lại cũng cho thấy việc bổ sung Fulvic acid vào thức ăn tôm thẻ cũng góp phần cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng, sử dụng thức ăn, khả năng chống oxy hóa và khả năng chống stress của tôm thẻ chân trắng L. vannamei nuôi trong điều kiện thí nghiệm.

Gao, Y., Zhu, J., Bao, H. và cộng sự. Aquacult Int (2018) 26: 1519.


Có thể bạn quan tâm

Đảm bảo an toàn cho thủy sản mùa mưa lũ Đảm bảo an toàn cho thủy sản mùa mưa lũ

Miền Trung đang mùa mưa lũ, là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại trên thủy sản nuôi.

13/11/2021
Xuất khẩu thủy sản phục hồi tích cực Xuất khẩu thủy sản phục hồi tích cực

Sau khi giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9 do Covid-19, xuất khẩu thủy sản tháng 10 đã hồi phục rõ rệt và hứa hẹn tăng trưởng tốt trong cuối năm.

13/11/2021
Tôm gai - loài mang và lây nhiễm bệnh WSSV cho tôm nuôi Tôm gai - loài mang và lây nhiễm bệnh WSSV cho tôm nuôi

Một nghiên cứu mới đây của Trương Thị Mỹ Hạnh và cộng sự đăng trên Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 2/2018 đã cho thấy tôm gai là vector mang WSSV

13/11/2021