Đủ dinh dưỡng, cây cao su khỏe, cho năng suất cao
Cao su được bón phân Văn Điển thỏa mãn dinh dưỡng suốt cả niên vụ, cây khỏe, nhanh liền sẹo sau khi cạo mủ và năng suất mủ cao, chất lượng vượt trội so với cây cao su được bón các loại phân khác.
Trong ảnh: Công nhân Nông trường cao su Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai) thu hoạch mủ. ảnh: Hương Giang
Cao su cần cả chất trung lượng, vi lượng
Cây cao su thích hợp trên đất đỏ ba zan, đất xám, đất feranit… Độ cao của đất trồng thường trên 600m so với mực nước biển. Nhiệt độ thích hợp để cao su phát triển là từ 25-28 độ C. Trong thời kỳ chưa trưởng thành (5-6 năm), cây tích lũy dinh dưỡng phần lớn trong cây để phát triển thân cành tán, từ năm thứ 6 trở đi thì các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi vào mủ thu hoạch.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học thì từ giai đoạn cây trung niên (từ năm thứ 11 đến năm thứ 17), cao su cho năng suất cao nhất đồng thời cũng lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng nhất để có được bình quân 40 tấn mủ/ha. Giai đoạn này cây cần các chất dinh dưỡng như sau: 85kg N, 60kg P2O5; 80kg K20; 200kg CaO; 30kg MgO; 24kg S; 0,7kg Mn; 1,5kg B; 5kg Zn và 1kg Cu. Như vậy cao su không những cần các chất đa lượng NPK mà còn cần các chất trung lượng như vôi, magie, lưu huỳnh và các chất vi lượng như bo, kẽm, đồng, magan. Hầu hết các loại đất trồng cao su hiện nay ở nước ta đất chua nặng <4,5 độ PH, không thích hợp với cây trồng này, cần phải điều chỉnh PH lên mức 5,5-6,5. Các chất dinh dưỡng như lân, kali, canxi, magie, kẽm, bo đều rất nghèo do đất dốc ở độ cao nên bị rửa trôi mạnh.
Nâng cao năng suất, chất lượng mủ
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp cân đối đủ lượng tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng NPK đến trung lượng như vôi, magie, silic, lưu huỳnh. Hàm lượng các chất trung lượng chiếm đến 29% mà các loại phân bón khác không có được.
Thực tế trong thời gian dài các nhà vườn bón phân cho cây cao su thường mất cân đối. Bà con sử dụng phân đơn, phân có gốc chua, phân NPK thông thường thiếu hầu hết các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng làm cho cây cao su sinh trưởng phát triển yếu, sức chống chịu sâu bệnh kém.
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mủ và thời gian khai thác cho cây cao su dài hơn, Công ty cổ phần Phân bón Văn Điển nhiều năm qua đã cung ứng cho các nhà vườn trồng cao su ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên phân bón đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển chuyên dùng cho cây cao su thời kỳ kinh doanh có hàm lượng dinh dưỡng N= 12%; P2O5 = 8%, K2O = 12%, CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S = 6% cùng các chất vi lượng Zn, Cu, Mn, B… (tổng dinh dưỡng đạt trên 61%). Lượng bón đối với đất hạng Ia và Ib là 600-700kg/ha; đối với đất hạng IIa và IIb bón 700-800kg/ha; đất hạng III bón 800-900kg/ha.
Đi với cao su từ sau 11 năm trở đi, bón chung cho các hạng đất từ 900 - 1.100kg/ha. Thời vụ bón phân chia làm 2 lần trong năm: Lần bón thứ nhất vào tháng 4, tháng 5 (đầu mùa mưa) bón 2/3 lượng phân; lần thứ 2 vào cuối mùa mưa (tháng 9, tháng 10) bón hết lượng phân còn lại. Cách bón rải đều phân trên mặt đất theo băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su theo vầng tán lá. Đối với đất bằng thì xới nhẹ rồi lấp phân tránh làm đứt rễ lớn của cây; đất dốc thì bón phân vào bồn giữ màu, sau đó cào lá hoặc cỏ mục vùi kín phân.
Cao su được bón phân Văn Điển thỏa mãn dinh dưỡng suốt cả niên vụ, cây khỏe, lá xanh sáng bóng , nhanh liền sẹo sau khi cạo mủ; năng suất mủ cao và ổn định; chất lượng mủ tốt vượt trội hơn hẳn tất cả các loại phân bón khác. Đặc biệt cây rất ít sâu bệnh. Sau một thời gian 4-5 năm, độ chua của đất giảm dần, PH nâng lên, giảm chi phí bón vôi, các chất dinh dưỡng trong đất được cân bằng lại, nâng cao độ màu mỡ cho đất. /.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây, giá hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục giảm, dao động từ 105.000 – 107.000 đồng/kg.
Quả na (dân địa phương hay gọi là quả mãng cầu) được trồng quanh khu vực chân núi Bà Đen (Tây Ninh) đã có thương hiệu khắp cả nước, bởi hương vị thơm ngon
Vùng đất “chết” ngày nào hiện đang trở thành những cánh đồng lạc (đậu phộng) xanh tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con.