Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.
Kết quả cho thấy, mô hình này có hiệu quả kinh tế và môi trường cao so với nuôi thuần ốc hương, hoặc tu hài. Cụ thể: Tỷ lệ sống của ốc đạt trên 92%, năng suất từ 25 - 28 tấn/ha/vụ; tu hài trên 62%, đạt 15 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận mỗi hộ khoảng 13,4 triệu đồng trong 4 - 5 tháng. Đã có 37 hộ áp dụng nuôi kết hợp (ốc hương - tu hài; tôm hùm - tu hài, vẹm xanh; tôm sú - hải sâm…).
Sau khi dự án kết thúc (tháng 12-2013), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tiếp tục kết hợp với các địa phương duy trì và nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa triển khai xây dựng 3 mô hình hỗ trợ người nuôi heo thịt bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học tại các xã Long Đức-thành phố Trà Vinh, xã Hưng Mỹ-huyện Châu Thành và Tập Ngãi - huyện Tiểu Cần.

Năm 2011, huyện Thông Nông triển khai thực hiện mô hình trồng giống lúa chất lượng cao ĐS1, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. ĐS1 là giống lúa thuần, phù hợp với cơ cấu lúa vụ xuân và vụ mùa, chất lượng gạo ngon, giá bán trên thị trường cao hơn so với các loại gạo giống lúa lai khác.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện các tỉnh phía Nam có nhiều diện tích cây ăn trái như dừa, bưởi… đang đối diện với dịch bệnh đục trái. Đây là loại dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam bị cấm xuất rau, trái sang một số thị trường trong một thời gian dài.