Dự Án Khôi Phục Rừng Ngập Mặn Thông Qua Mô Hình Nuôi Tôm Bền Vững Và Giảm Phát Thải Ở Cà Mau

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.
Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn, có vai trò quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái cho cả khu vực và trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Bên trong có trên 500.000 ha diện tích đất canh tác khá màu mỡ, đa dạng về loại hình sản xuất. Trong đó, thế mạnh đặc biệt là nuôi tôm với hai loại hình: tôm - lúa và tôm - rừng.
Tuy nhiên, với tiềm năng và lợi thế sản xuất lớn nhưng chúng ta chưa phát huy tốt. Nguyên nhân có nhiều nhưng nguyên nhân chính là chúng ta ít nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, các nguồn vốn từ các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ của các nước để phục vụ cho phát triển sản xuất đối với mô hình tôm - rừng.
Dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải được Tổ chức SNV và IUCN tài trợ cho tỉnh Cà Mau mở hướng mới có lợi cho người sản xuất theo mô hình rừng - tôm kết hợp, gắn kết trong chuỗi sản xuất với tinh thần và trách nhiệm cao giữa các bên từ người sản xuất, chủ rừng, doanh nghiệp thu mua để chế biến xuất khẩu dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức Chính phủ.
Từ đó bảo đảm phát triển bền vững, nâng cao mức sống của người dân vùng rừng, bảo vệ và phát huy tốt tài nguyên rừng.
Mục tiêu của dự án là đề xuất phương án thúc đẩy hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo động lực kinh tế, biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm áp lực mất rừng, phục hồi rừng ngập mặn, đề xuất chính sách nhằm duy trì khả năng cung cấp bền vững của rừng ngập mặn ở vùng bờ biển tỉnh Cà Mau.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2012 - 2016, với sự tài trợ từ Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và an toàn hạt nhân (BMU), CHLB Đức thông qua Tổ chức SNV.
Có thể bạn quan tâm

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Với năng lực sản xuất mỗi ngày cho ra đời từ 15.000-20.000 con gà ta giống, hệ thống khách hàng chằng chịt từ tỉnh Quảng Bình vào đến Nam bộ và Tây Nguyên, anh Lê Minh Dư - GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (Tuy Phước - Bình Định) được giới chăn nuôi trong khu vực đặt cho biệt danh là vua gà ta.

Tại ấp Tân Lợi, Tân Hòa (xã Tân Thanh - Giồng Trôm - Bến Tre), có những con giồng bạt ngàn cây lài. Trước đây, chưa ai dám nghĩ đó là loại cây giúp người nông dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đến nay, cây lài trên vùng đất cát giồng đã khẳng định điều đó.