Giá / Tin thủy sản

Đồng Tháp: Ước cả năm, diện tích nuôi thủy sản đạt 7.200ha

Đồng Tháp: Ước cả năm, diện tích nuôi thủy sản đạt 7.200ha
Tác giả: MN
Ngày đăng: 04/11/2016

Ước cả năm diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 7.200ha (bằng 85,7% diện tích kế hoạch và giảm 392ha so với năm 2015), tổng sản lượng thủy sản nuôi đạt 469.610 tấn (bằng 100,1% kế hoạch và tăng 595 tấn so với năm 2015). Trong đó, diện tích cá tra đạt 2.120ha, sản lượng đạt 400.000 tấn; diện tích tôm đạt 560ha, sản lượng đạt 714 tấn; cá khác đạt 4.520ha, sản lượng đạt 68.896 tấn và sản lượng khai thác tự nhiên là 8.000 tấn; có 3.100 lồng, bè nuôi cá.

Trong ảnh: Hiện toàn tỉnh có 55 lồng, bè/10.583m3 cá điêu hồng được chứng nhận VietGAP

Về tiêu thụ sản phẩm thủy sản; giá cá tra thương phẩm những tháng đầu năm dao động từ 19.000 – 20.000 đồng/kg, sau biến động liên tục (có thời điểm 18.500 đồng/kg), hiện tại giá cá tra có chiều hướng tăng trở lại (dao động từ 19.500 – 20.500 đồng/kg); thị trường tiêu thụ tôm càng xanh tương đối khó khăn do thiếu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, đối với cỡ trên 100gr/con giá dao động từ 210.000 - 250.000 đồng/kg, cỡ 75-99gr/con là 200.000 - 220.000 đồng/kg, cỡ 50-74gr/con từ 180.000 – 190.000 đồng/kg, tôm trứng 85.000 - 100.000 đồng/kg. Tình hình tiêu thụ các loài thủy sản khác trong các tháng đầu năm nhìn chung thuận lợi, hiện nay do trùng vào thời điểm lũ, sản lượng đánh bắt và nuôi tăng cao nên giá bán xuống thấp: giá cá sặc rằn dao dộng từ 40.000 – 43.000 đồng/kg; cá lóc 25.000 – 28.000 đồng/kg, cá rô đồng 23.000 – 25.000 đồng/kg,...

Về sản xuất và tiêu thụ giống thủy sản, toàn tỉnh có 1.442 cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản. Trong đó, 122 cơ sở sản xuất giống, 48 cơ sở kinh doanh và 1.272 cơ sở ương. Ước đến cuối năm sản xuất được 1,1 tỷ con cá tra giống, 430 triệu con cá giống khác và 150 triệu post tôm càng xanh.

Đến nay, diện tích đã được chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn trong nuôi trồng thủy sản là 739,45ha. Trong đó, cá tra là 642ha (VietGAP, GlobalGAP, BAP và ASC); tôm càng xanh 97,45ha đã được chứng nhận VietGAP; cá rô phi, điêu hồng đã được chứng nhận tiêu chuẩn ASC, GlobalGAP và BAP với 44.863m3/150 bè và được chứng nhận VietGAP trên cá điêu hồng với 55 lồng, bè/10.583m3.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 80% diện tích hộ cá thể (khoảng 400ha) tham gia vào chuỗi liên kết với các doanh nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh theo hình thức nuôi gia công. Hình thức liên kết này phù hợp đối với hộ nuôi nhỏ lẻ, người nuôi không vay nợ ngân hàng, không lo đầu ra tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thức ăn, được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quyền lợi của hộ nuôi gắn liền quyền lợi công ty nên hộ nuôi có nguồn lợi nhuận ổn định.

Chương trình thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra đối với nhóm Công ty TNHH Hùng Cá.


Có thể bạn quan tâm

Vua tôm ở đảo du lịch Vua tôm ở đảo du lịch

Từ một thợ sửa chữa điện tử nghèo, anh Nguyễn Ngọc Huy ở Khánh Hòa trở thành “vua tôm hùm” bằng số vốn khởi nghiệp ít ỏi

04/11/2016
Nhiều nông dân treo ao chờ vụ nuôi tôm mới Nhiều nông dân treo ao chờ vụ nuôi tôm mới

Những căn chòi canh xiêu vẹo, những cánh quạt nằm chỏng chơ trên bờ vuông, ao nuôi tôm ngập sâu trong nước hay khô cạn đáy… Đó là những hình ảnh dễ thấy

04/11/2016
Nuôi cua thương phẩm bằng con giống sinh sản nhân tạo - hướng mới cho nông dân Bình Chánh Nuôi cua thương phẩm bằng con giống sinh sản nhân tạo - hướng mới cho nông dân Bình Chánh

Huyện Bình Chánh có trên 250km hệ thống sông, kênh, rạch, và có nhiều nguồn nước, vùng nuôi khác nhau thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản

04/11/2016