Giá / Mô hình kinh tế

Dominica, Mỹ - Đẩy Mạnh Phát Triển Cá Tra

Dominica, Mỹ - Đẩy Mạnh Phát Triển Cá Tra
Tác giả: 
Ngày đăng: 24/10/2011

Trong khi ở Việt Nam liên tiếp xảy ra tình trạng thiếu trầm trọng cá tra nguyên liệu cho chế biến, người dân không “mặn mà” thả nuôi... thì các quốc gia khác như Dominica, Mỹ lại đang có nhiều chính sách đẩy mạnh sự phát triển của loài cá này.

Dominica – Tích cực phát triển cá tra

Mới đây, chính quyền Trung ương Cộng hòa Dominica và các cơ quan khoa học đã đồng ý cho Đài Loan - Trung Quốc thực hiện một dự án xúc tiến tiêu dùng và tiếp thị cá tra trên lãnh thổ Dominica. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản bằng cách đa dạng hóa các loài nuôi có năng suất cao như cá tra.

Trong cuộc họp chính thức giữa đại diện của Ủy ban Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản Dominica (Codopesca), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phái đoàn Kỹ thuật Đài Loan và Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Dominica (IDIAF), hai bên đã quyết định thực hiện chuyến tham quan học tập kỹ thuật tại cơ sở Trạm thí nghiệm Nuôi trồng thủy sản IDIAF để khảo sát loài cá tra trong quá trình sinh sản tại phòng thí nghiệm. Đại diện của các cơ sở nuôi sẽ xây dựng một đề xuất chuyển giao công nghệ cho đại diện Phái đoàn Kỹ thuật Đài Loan đánh giá. Dự án sẽ được Quỹ Hợp tác và Phát triển Quốc tế Đài Loan (ICDF) cấp vốn. Chính phủ Dominica sẽ cấp vốn đối ứng, đặc biệt là dành cho nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực. Dự kiến, dự án sẽ bắt đầu vào năm 2012 và kéo dài 5 năm, các nhà sản xuất thành viên của Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Dominica (ADOA) sẽ là những người được hưởng lợi từ dự án này.

Mỹ - Đầu tư hơn cho cá da trơn

Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất cá da trơn nội địa, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Đại học Auburn, bang Alabama đã hợp tác thành lập Trung tâm Quản lý Nguồn lợi thủy sản tại Auburn với kinh phí lên đến 9 triệu USD.

Trung tâm nghiên cứu mới được tổ chức chứng nhận quốc tế LEED công nhận là công trình xanh, đặt tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản E.W. Shell ở Alabama. Trung tâm có một khu vực thí nghiệm rộng 4.403 km2 và một tòa nhà quản trị diện tích là 5.180 km2 nhằm tăng cường cho các trường đại học trong việc đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy và tiếp cận.

Butch Wilson - Nhà sản xuất cá da trơn tại Dallas đồng thời là Chủ tịch Hội Người nuôi cá nheo Mỹ (CFA) tin tưởng: “Trung tâm nghiên cứu mới sẽ áp dụng một số công nghệ vào nuôi cá da trơn tại Auburn, điều này sẽ giúp ích đẩy nhanh quá trình cải thiện ngành cá da trơn”.

>> Theo số liệu của VASEP, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ. 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 42 nghìn tấn cá tra vào Mỹ, trị giá 150,8 triệu USD


Có thể bạn quan tâm

9 Bí Quyết Sản Xuất Rau Màu 9 Bí Quyết Sản Xuất Rau Màu

Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất và cách ly nguồn sâu bệnh hại, đặc biệt là dịch rầy nâu

24/10/2011
Câu Mực Tầng Đáy: Nghề Mới, Lợi Nhuận Lớn Câu Mực Tầng Đáy: Nghề Mới, Lợi Nhuận Lớn

So với nhiều nghề truyền thống trong khai thác đánh bắt thủy sản ở Cà Mau như lưới cào, lưới vây, đẩy te... thì câu mực tầng đáy là nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, giữ gìn môi trường biển.

24/10/2011
Trồng Rau Sạch Thủy Canh Trồng Rau Sạch Thủy Canh

Trồng rau sạch bằng phương pháp thuỷ canh, đã được du nhập vào nước ta từ mấy năm nay, nhưng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm hay ở quy mô hộ gia đình để phục vụ nhu cầu trong nhà. Nhưng nay có một trang trại mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thành công mô hình rau sạch thuỷ canh để bán ra thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao

24/10/2011