Giá / Mô hình kinh tế

Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh

Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/06/2012

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Người nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn đang đối mặt với nhiều rủi ro.

Theo nhiều người dân địa phương, vào đầu vụ nuôi, tôm phát triển rất tốt nhưng bước sang tháng thứ 2 thì bị nhiễm bệnh đầu vàng, gan và bắt đầu chết hàng loạt, lây lan nhanh chóng. Trước thực trạng trên, chính quyền xã đã có báo cáo với các cơ quan chức năng, đồng thời tuyên truyền, vận động người nuôi tôm chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và áp dụng kỹ thuật để hạn chế tình hình nhiễm và lây lan dịch bệnh trên tôm.

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn Nguyễn Văn Lường cho biết: “Là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn với trên 150 ha nhưng phần lớn người nuôi tôm ở Vĩnh Sơn đều nuôi theo kinh nghiệm, áp dụng chưa đầy đủ các quy trình, giải pháp kỹ thuật nên hầu như năm nào dịch bệnh trên tôm cũng diễn ra, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn".

Trong khi đó, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự định hướng, hỗ trợ đồng bộ và hiệu quả của các ngành chức năng trong việc nuôi tôm”. Được biết, hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, ngoài xã Vĩnh Sơn, tình hình tôm nhiễm bệnh đầu vàng, gan cũng đã xuất hiện và lan nhanh ở xã Vĩnh Thành.

Có thể bạn quan tâm

E-Rô-Týp (Ống Xốp) Tạo Oxy Tầng Đáy Hữu Hiệu E-Rô-Týp (Ống Xốp) Tạo Oxy Tầng Đáy Hữu Hiệu

Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm. Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ.

15/06/2012
Thầy Thuốc Của Thủy Sản Thầy Thuốc Của Thủy Sản

Đôi tay ông Khoa vừa nhẹ nhàng vớt nước đã pha thuốc tắm cho bầy cá trước khi đưa vào thả, ông vừa giảng giải với chúng tôi: "Khi tắm thuốc cho cá cần sục khí, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quẫy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay". Vui tính và cởi mở ông chẳng có ý giữ bí mật bài thuốc quý mà ông mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm.

15/06/2012
Khắc Phục Hiện Tượng Cá Nổi Đầu Khắc Phục Hiện Tượng Cá Nổi Đầu

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi

15/06/2012