Dịch Cúm Gia Cầm Tiếp Tục Được Khống Chế
Chiều ngày 7/5 Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do Bộ NN&PTNT chủ trì đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh ở gia cầm và lợn trên địa bàn cả nước.
Đến thời điểm này 3 loại dịch: dịch tai xanh, cúm gia cầm và lở mồm long móng đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, dịch cúm ở chim yến và gia cầm nhập lậu vẫn đang là vấn đề nổi cộm.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, 3 tuần qua, dịch lở mồm long móng hiện chỉ còn ở 1 tỉnh; dịch cúm gia cầm tiếp tục được khống chế. Dịch tai xanh được đánh giá là phức tạp hơn cả khi cả nước vẫn còn 5 tỉnh có ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Vừa qua, Nam Định là địa phương thiệt hại nặng nhất đối với dịch tai xanh và cũng là địa phương có dich lan cũng rộng nhất. Tuy nhiên, đến thời điểm này, 10 xã tại Nam Định đã qua 5 - 7 ngày và 15 xã đã qua 8 - 16 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Mặc dù dịch bệnh đã giảm, nhưng cục thú y cũng khuyến cáo nguy cơ phát sinh là rất cao ở những địa bàn lân cận vùng dịch và vùng có ổ dịch cũ.
Theo chỉ đạo của Bộ NN & PTNT, việc ngăn chặn dịch cúm A cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa vì liên quan đến con người. Trong đó ngăn chặn virus cúm H7N9 từ Trung Quốc hiện đã được Bộ NN & PTNT và Bộ Y tế lên kế hoạch hành động chung. Điều đáng lo ngại là trong 2 tuần qua, tại Quảng Ninh, Lạng Sơn các lực lượng chức năng và công an vẫn bắt được số lượng lớn lợn, gà, vịt giống nhập lậu.
Liên quan đến đàn chim yến bị cúm H5N1, Cục thú y cho biết hiện đã khống chế dịch thành công. Tại Ninh Thuận nơi xảy ra dịch đã không còn chim ốm. Số lượng chim yến chết và phải tiêu hủy là gần 15.000 con.
Cuối tháng 5, ngành nông nghiệp và tỉnh Ninh Thuận sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và đưa ra thông tư quy định tạm thời về nghề dẫn dụ chim yến và khai thác tổ yến. Trước mắt các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về dịch bệnh và phòng bệnh chủ động bằng vaccine cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đã mạnh dạn đầu tư đưa vào trồng một số cây ăn quả như: Cam Đường Canh, nhãn, phật thủ, thanh long… Đặc biệt, mô hình xen canh cam Đường Canh và cây phật thủ ở xã Phượng Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, diện tích tôm được thả trong năm nay là 9ha tại xã Thường Thới Hậu A và Thường Thới Hậu B. Giá tôm giống năm nay cao hơn năm trước không nhiều, dao động từ 180 đồng - 185 đồng/con, cao hơn khoảng 15 đồng/con. Hiện đàn tôm phát triển rất tốt.
Cuối tuần qua, nhiều hộ chăn nuôi tại Đồng Nai, TP. HCM và khu vực ĐBSCL cho biết, giá heo hơi hiện chỉ còn xấp xỉ 40.000 đồng/kg. Không chỉ heo hơi giảm giá, nhiều chủ trại heo giống cũng “than ngắn thở dài” khi cả tháng trở lại đây, họ không bán heo con ra được mặc dù giá đã liên tục giảm sâu.