Giá / Mô hình kinh tế

Đi lên từ hai bàn tay trắng

Đi lên từ hai bàn tay trắng
Tác giả: Thảo Linh
Ngày đăng: 23/12/2015

Là một người nông dân sống trên mảnh đất chuyên sản xuất độc canh cây lúa, diện tích lại ít, bình quân 300m/đầu người nên thời gian dư thừa khá nhiều.

Trước tình cảnh khó khăn đó, anh Lê Công Nhược, quê xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trăn trở tìm cách thoát nghèo.

Trong quá trình tổ chức sản xuất chăn nuôi thấy có hiệu quả, anh áp dụng phương châm ‘lấy ngắn nuôi dài”, nâng tổng đàn gà năm sau nhiều hơn năm trước nên trang trại ngày càng phát triển.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình anh Lê Công Nhược (56 tuổi) có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Năm 2006, với diện tích đất 5,7 ha anh Nhược thuê lại UBND xã Đại Tân với giá 80.000 đồng/sào/năm.

Đầu năm 2007, anh cùng gia đình lên đây thực hiện ước mơ làm trang trại của mình.

Với nguồn vốn của gia đình và vay mượn thêm gần 500 triệu đồng, anh làm chuồng trại chăn nuôi gà công nghiệp khép kín hơn 14.000 con trên diện tích 1,7ha.

Tất cả con giống anh đều lấy từ Công ty Chibi ở Đồng Nai và Công ty Lương Mỹ ở Điện Thắng (Quảng Nam).

Hơn 2ha anh đào 3 ao để nuôi cá rô phi, cá tràu.

Diện tích còn lại, ông nuôi trâu, bò, trồng cây ăn quả.Trong đó, 2500m2 là nhà chăn nuôi, nhà kho, nhà ở, nhà chế biến thức ăn 800m2…  Tổng tài sản trị giá 4 tỉ đồng.

Là Phó Chủ nhiệm CLB Chăn nuôi gà đẻ thương phẩm của huyện Đại Lộc, anh Nhược thường xuyên trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho nhiều trang trại khác như hộ anh Phạm Duy, Phạm Thùy Linh, Nguyễn Quý Thảo, Trần Văn Châu…

Anh cho biết, để chăm sóc đàn gia cầm tốt hơn, tránh thời tiết nóng, lạnh bất thường, chuồng chăn nuôi đã được anh đầu tư bán lạnh, có quạt hút, phun hơi nước giữ nhiệt độ ổn định cho đàn gia cầm.

Ngoài ra, anh còn sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải của vật nuôi, thường xuyên khử độc, sát trùng quanh chuồng trại.

Đảm bảo giữ vệ sinh môi trường, thoáng mát, sạch sẽ… Hàng năm, anh đều thuê 5 nhân công với mức lương 3 triệu/người/tháng để chăm sóc đàn gia cầm.

Anh cũng thường xuyên đóng góp xây dựng Nhà Tình thương, Nhà Đại Đoàn kết, giúp đỡ hộ nghèo, trẻ em tàn tật, mồ côi…

Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT, chăm sóc đàn gia cầm đúng cách nên hàng năm thu nhập của gia đình anh ngày càng cao.

Năm 2007, sau khi trừ chi phí anh thu lãi 270 triệu đồng, năm 2008 lên tới 363 triệu đồng, năm 2010 là 550 triệu đồng, bình quân mỗi nhân khẩu trong gia đình thu nhập 110 triệu đồng/năm.

Năm 2011 con số này là 600 triệu đồng lãi, và mỗi nhân khẩu thu nhập 120 triệu đồng.

Với những thành công đó, hàng năm anh Lê Công Nhược đều được tặng danh hiệu NDSXKD giỏi và Bằng khen của UBND tỉnh QuảngNam.


Có thể bạn quan tâm

Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

23/12/2015
Nông dân Nam Đông làm giàu Nông dân Nam Đông làm giàu

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

23/12/2015
Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Đổi đời nhờ nuôi bò sữa

“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.

23/12/2015