Đề Xuất Cơ Chế Chính Sách Hỗ Trợ Khai Thác Trên Biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản.
Năm Quý Tỵ này hứa hẹn ngư dân khai thác trên biển sẽ được hưởng một số cơ chế chính sách mới khi Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản trên biển được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Theo Tổng Cục Thủy sản, năm 2012, khai thác thủy sản nước ta đạt trên 2 triệu tấn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trên biển còn tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, trang bị thiết bị hiện đại còn thấp, chỉ đạt khoảng 3%; hải sản sau thu hoạch chủ yếu bảo quản theo phương pháp cũ nên lượng hải sản hao hụt tới 30%...
Để khắc phục tồn tại này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, cơ bản tổ chức sản xuất khai thác hải sản theo từng nhóm nghề, xây dựng bản đồ khai thác, dự báo ngư trường, xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần… và từng bước hiện đại hóa tàu cá, tăng thời gian bám biển của ngư dân…
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết: “Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2013 và những năm tiếp theo, trước hết phải điều tra nguồn lợi, có số liệu thống kê về trữ lượng biến đổi về cá lớn, cá nổi nhỏ, cá đáy. Trong khai thác tập trung vào nâng cao bảo quản sau thu hoạch, giảm tổn thất trong khai thác. Năm 2013 sẽ đề xuất một số cơ chế chính sách, đặc biệt là lĩnh vực khai thác trên biển. Ví dụ như chính sách về bảo quản sau thu hoạch, chính sách về hiện đại hóa tàu cá, chính sách về tín dụng cho ngư dân và một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ ngư dân để tránh rủi ro trên biển”.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo
Đề tài Tuyển chọn các giống lúa chịu mặn thích nghi với vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.