Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim
Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều 13/8 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Thu Thủy cho biết trong 4 tuần qua, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang, số chim cút mắc bệnh và tiêu hủy hơn 26.000 con. Tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng VI tại TPHCM chỉ đạo, phòng chống dập dịch… nhưng nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.
Đặc biệt, khả năng dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn chim yến và chim cút do chưa có chương trình tiêm phòng vắc xin trên đàn chim, mà mới thực hiện thí điểm tiêm phòng trên đàn chim cút và 1 tháng nữa mới có đánh giá hiệu quả việc tiêm phòng.
Vì vậy, để tránh dịch bệnh xuất hiện trở lại, Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin cúm cho đàn gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao, chủng loại vắc xin sử dụng theo khuyến cáo của Cục Thú y và sự lưu hành các nhánh virus cúm tại địa phương.
Bên cạnh đó, triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành virus cúm H5N1, H7N9 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác như quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…
Hiện Cục Thú y đang tổ chức xây dựng và lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, đơn vị liên quan cho các dự thảo Thông tư quy định về báo cáo dịch bệnh động vật; Thông tư hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh cúm ở gia cầm (đề xuất thay cho Thông tư số 69/2005/TT-BNN) và Thông tư hướng dẫn giám sát, điều tra dịch bệnh động vật trên cạn để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 14.6, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động cho dự án cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn bền vững của Hội đồng Quản lý biển quốc tế (MSC)”.
Theo Sở Công thương, hiện giá củ mì nguyên liệu đã đạt mức kỷ lục: 3.100 đồng/kg. Dù thương lái ráo riết đi lùng mua mì nhưng các nhà máy vẫn không có đủ nguyên liệu để chế biến. “Hiện đã có một số nhà máy chế biến tinh bột mì tạm đóng cửa vì giá củ nguyên liệu quá cao, lại khan hiếm, trong khi giá bột xuất khẩu không tăng nhiều”, một doanh nghiệp chế biến bột mì ở Tân Châu cho biết.
Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.