Đề nghị lập bản đồ vùng biển cấm khai thác hải sản tầng đáy
Vừa qua Bộ Y tế đã công bố nghiên cứu cho thấy người dân có thể ăn hải sản sống ở tầng nổi, đồng thời khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý
Trong ảnh: Những loại cá ăn được. Đồ họa: Việt Chung
Cho rằng công bố của cơ quan chức năng về khu vực hải sản an toàn còn chung chung, gây khó khăn trong việc thực hiện, Hội nghề cá đã đề nghị Tổng cục thủy sản (Bộ Nông nghiệp) xây dựng bản đồ ven biển 4 tỉnh miền Trung chưa được phép khai thác cá tầng đáy.
"Bản đồ xác định rõ diện tích vĩ độ và kinh độ đường biên của vùng biển không an toàn, để ngư dân khi khai thác cá tầng đáy có thể nhận biết và không khai thác cá khu vực đó", Hội nghề cá nhấn mạnh.
Để giúp người tiêu dùng, cửa hàng ăn nhận diện dễ dàng hải sản tầng đáy, đại diện Hội cho rằng, cơ quan chức năng cần xây dựng tờ rơi với nội dung: tên hải sản tiếng Việt (gồm tên phổ thông và địa phương), tên khoa học kèm theo ảnh các loài hải sản tầng đáy và phát tài liệu cho những người quan tâm.
Đại diện Hội nghề cá cũng cho rằng kiểm soát hải sản tầng đáy không nên chỉ giới hạn là hải sản và phạm vi các cảng thuộc 4 tỉnh miền Trung, cần xác định là hải sản tầng đáy tại vùng biển cấm khai thác được cập cảng và bốc dỡ thuộc tất cả tỉnh, thành trên lãnh thổ Việt Nam.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ cần thả lưới đúng thời điểm và đúng chỗ chắc chắn cá sẽ vào lưới nhanh, đó chính là kinh nghiệm bắt cá rô phi lâu năm của người dân vùng biển.
Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) liên tục cảnh báo các doanh nghiệp (DN) phải thận trọng hơn khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Dẫu vậy, kim ngạch xuất khẩu cá tra, tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn ngày một tăng.
Sau khi đẩy giá mua cá tra ở ĐBSCL lên 23.000-24.000 đồng/kg, thương lái Trung Quốc bỗng dưng “mất tích” khiến người nuôi như ngồi trên đống lửa.