Giá / Mô hình kinh tế

ĐBSCL: Làm Gì Để Vụ Lúa ĐX Thắng Lợi Trọn Vẹn?

ĐBSCL: Làm Gì Để Vụ Lúa ĐX Thắng Lợi Trọn Vẹn?
Tác giả: 
Ngày đăng: 13/07/2012

Tuy nhiên trên những cánh đồng nhiều trà lúa đang trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Bên cạnh ruộng lúa đang phơi vàng bông chín đỏ đuôi thì còn có những thửa ruộng đang làm đòng và những đám ruộng còn xanh tơ. Do vậy, nhiều nông dân cho biết vẫn chưa hết nỗi lo trước tình hình sâu bệnh gây hại lúa, làm sao để tới kỳ gặt lúa trúng mùa?

Đến giữa tháng 2/2008 diện tích lúa nhiễm rầy nâu lên tới 118.460 ha. Do đợt rầy nâu nở vào dịp Tết đúng như dự báo, nên diện tích nhiễm rầy nâu vào sau Tết tăng. Tuy nhiên phần lớn diện tích nhiễm rầy từ nhẹ đến trung bình (93,5%).

Mật số rầy nâu phổ biến 750-2.000 con/m2, nơi cao 8.000 con/m2 . Một số tỉnh có mật số rầy nâu cao như: Long An, Đồng Tháp 45.000ha, An Giang 12.000ha, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Riêng Các loại sâu hại khác không có gì đáng lo ngại, ngoại trừ một số nơi như Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang có 25.682 ha bị ốc bươu vàng; sâu cuốn lá nhỏ có 12.606 ha tại Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp , Kiên Giang, Long An. Các đối tượng còn lại như sâu đục thân, bù lạch, sâu phao chỉ xuất hiện rải rác với diện tích nhiễm 1.000-3.000ha.

TS Lương Minh Châu, Trưởng Bộ môn Côn trùng Viện Lúa ĐBSCL nhận xét: "Tình hình sâu bệnh gây hại lúa ĐX 2007-2008 giảm 40% so vụ ĐX năm trước. Trong đó hiện thời bệnh VL-LXL xảy ra chưa tới 2.000ha (trong khi năm ngoái hơn 6.000 ha).

Do đó, cùng với tin thị trường lúa gạo khả quan, để có thể thắng lớn trúng mùa trong vụ lúa này, nhà nông cần lưu ý: Hiện thời rầy nâu không đáng lo ngại vì đa phần ruộng đang ở đòng trổ đến chín khoảng hơn 1,1 triệu ha. Mật số rầy nâu cao chỉ ở những ruộng đã phun nhiều lần thuốc trừ sâu rầy, nếu nông dân tiếp tục phun thuốc không theo kỹ thuật "4 đúng" sẽ gây hiện tượng cháy rầy.

Hạn chế tối đa phun thuốc trừ rầy từ giai đoạn lúa trỗ đến thu hoạch vì lúa cao và giáp tán dày đặc nên phun thuốc sẽ không đạt hiệu quả, đôi khi sử dụng sai thuốc sẽ làm cây lúa bị ức chế quang tổng hợp, bị hạn chế thụ phấn, vào chắc. Nông dân nên thăm đồng thường xuyên, đặc biệt là trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng, quan sát kỹ dưới gốc lúa phát hiện kịp thời rầy nâu. Khi cần xử lý thuốc BVTV nên tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật, không nên xử lý thuốc tùy tiện, nhất là phun ngừa, dễ gây bộc phát rầy, ảnh hưởng đến năng suất lúa".


Có thể bạn quan tâm

Giá Gạo Sẽ Tăng Vọt Sau Lũ Lụt Ở Thái Lan? Giá Gạo Sẽ Tăng Vọt Sau Lũ Lụt Ở Thái Lan?

Một phần tư sản lượng gạo của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, có thể đã bị “chìm” trong nước lũ. Giá 1 tấn gạo của Thái Lan có thể sẽ tăng hơn 34% sau lũ và phần nào tác động đến giá lương thực thế giới

13/07/2012
Nâng Cao Năng Lực Sấy Lúa Vụ Hè Thu Và Thu Đông Nâng Cao Năng Lực Sấy Lúa Vụ Hè Thu Và Thu Đông

Trước yêu cầu khống chế các loại dịch bệnh gây hại trên lúa, đặc biệt là dịch rầy nâu, ngành nông nghiệp đề ra giải pháp gieo sạ đồng loạt, tập trung để né rầy. Điều này kéo theo là thời vụ thu hoạch lúa cũng tập trung, trong khi đó máy gặt đập liên hợp trong vùng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân

13/07/2012
Đồng Bằng Sông Cửu Long Thả Tôm Giống Trở Lại Đồng Bằng Sông Cửu Long Thả Tôm Giống Trở Lại

UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản cho phép các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người nuôi tôm… trong tỉnh được phép nhập tôm giống và thả nuôi tôm trở lại kể từ ngày 1-6. Như vậy sau hơn 1 tháng tạm ngưng thả giống do tình trạng dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, nay môi trường nuôi đã ổn định, thời tiết thuận lợi… nên tỉnh cho phép thả nuôi nhằm tăng cường nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.

13/07/2012